Hoạt động khoa học
Hội thảo - Thông tin Khoa học
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, thương mại và phân phối được xem là mắt xích quan trọng kết nối sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại và phân phối không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ mà còn hỗ trợ ngược trở lại quá trình sản xuất để tạo nên chuỗi cung ứng giá trị bền vững. Bên cạnh đó, thương mại và phân phối còn góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Như vậy, hoạt động thương mại và phân phối chính là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Giai đoạn vừa qua, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã minh chứng những tác động quan trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và đến hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt, khủng hoảng của chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra càng cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và “lúng túng” trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 để ứng phó hiệu quả trước đại dịch Covid-19.
Hội thảo khoa học Quốc tế “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3 được tổ chức nhằm làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; mô tả khái quát thực trạng hoạt động thương mại và phân phối của Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp dưới sự tác động của đại dịch Covid-19; từ đó dự báo triển vọng thị trường và đề xuất chính sách, giải pháp khôi phục, thúc đẩy phát triển thương mại và phân phối cho các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Thương mại, thành phần tham gia trực tiếp có PGS, TS. Bùi Hữu Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS. Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt – Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Đỗ Minh Thành – Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng; GS,TS. Đinh Văn Sơn – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Thương mại, Nguyên Hiệu trưởng và Trưởng (Phó) các Phòng, Khoa, Viện, Bộ môn thuộc Trường. Về phía Trường Đại học Quy Nhơn có PGS,TS. Nguyễn Đình Hiền – Phó Hiệu trưởng. Về phía Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có ThS. Nguyễn Tố Như – Phó Giám đốc. Về phía Trường Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc có GS. Hee-Cheol Moon – Đại diện Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc.
Về phía đại biểu khách mời, tham dự trực tuyến qua Zoom có ông Trần Nam Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS,TS. Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân; PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy– Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương; PGS,TS. Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương; PGS,TS. Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn; TS. Doãn Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội; PGS,TS. Trương Thị Thủy – Phó Giám đốc Học viện Tài chính; PGS,TS. Đỗ Thị Kim Hảo – Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngân hàng; PGS,TS. Bùi Văn Huyền, Viện trưởng, Viện Kinh tế, Học viện CTQG HCM; PGS,TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng, Viện thương mại và kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Lương Minh Huân, Viện Trưởng - Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI; PGS,TS. Lê Quốc Hội, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển – ĐHKTQD; ThS. Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương; TS. Trần Thị Thanh Tú – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt – Nhật; cùng đại diện các Bộ ban ngành: Cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công thương; Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công thương; đại diện các Trường: Đại học Tài chính Marketing, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng… và các cơ quan truyền thông báo chí.
Hội thảo được chia thành 03 phiên (02 phiên tiếng Anh và 01 phiên tiếng Việt) với 15 bài báo cáo của các diễn giả đến từ các trường đại học trong và ngoài nước với các chủ đề khác nhau như: phân tích thực tiễn chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chuyển đổi số trong doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương mại, logistics, nông nghiệp, du lịch,... nói riêng; xu hướng tiêu dùng, hành vi tiêu dùng, sự hài lòng của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19; những vấn đề lý luận và thực tiễn về logistics trong thương mại và phân phối, tác động của logistics đến hoạt động thương mại và phân phối; chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong các ngành hàng; phân tích tác động của các hiệp định thương mại, hàng rào kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa; phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất khẩu; mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc với hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh; thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; về thể chế, chính sách, luật pháp về thương mại và phân phối đối với phát triển kinh tế; vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy lưu thông hàng hóa; ảnh hưởng của chính sách thương mại và phân phối quốc tế đối với Việt Nam; thương hiệu doanh nghiệp, truyền thông và marketing nhằm phát triển thương mại và phân phối.
Trải qua 03 phiên tọa đàm, hơn 2h làm việc theo các chuyên đề, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, những ý tưởng độc đáo, những luận cứ khoa học thực tiễn, đặc biệt các ý kiến phát biểu, thảo luận đã giúp các nhà nghiên cứu nhận thức được những bài học thực tiễn sinh động, quý giá và cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm ra con đường phát triển thương mại và phân phối, phát huy được tiềm năng của địa phương, vùng và quốc gia. Ở phiên bế mạc, ThS. Nguyễn Tố Như – Phó Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã thay mặt Ban chủ tọa tổng kết và Bế mạc Hội thảo. Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3 đã kết thúc thành công tốt đẹp, tạo lập diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thương mại và phân phối.
? Bài viết về Hội thảo trên các báo:
1. Báo Dân trí: https://tinyurl.com/h8m979ba
2. Báo Công an nhân dân: https://tinyurl.com/bdeaj9u7
Link kỷ yếu Hội thảo tải file đính kèm:
Hội thảo khoa học Quốc tế “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3 năm 2022 – CODI 2022
Sáng ngày 9/3/2022, bằng hình thức trực tiếp tại Hội trường H3 và hình thức trực tuyến qua Zoom, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Đại học Quy Nhơn và Đại học Quốc gia Chung Nam – Hàn Quốc đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế thường niên với chủ đề “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3.
Sáng ngày 9/3/2022, bằng hình thức trực tiếp tại Hội trường H3 và hình thức trực tuyến qua Zoom, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Trường Đại học Quy Nhơn và Đại học Quốc gia Chung Nam – Hàn Quốc đồng tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế thường niên với chủ đề “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, thương mại và phân phối được xem là mắt xích quan trọng kết nối sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động thương mại và phân phối không chỉ thúc đẩy lưu thông hàng hóa và dịch vụ mà còn hỗ trợ ngược trở lại quá trình sản xuất để tạo nên chuỗi cung ứng giá trị bền vững. Bên cạnh đó, thương mại và phân phối còn góp phần mở rộng quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường xuất khẩu hàng hóa. Như vậy, hoạt động thương mại và phân phối chính là nòng cốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
Giai đoạn vừa qua, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đã minh chứng những tác động quan trọng đến hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và đến hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt, khủng hoảng của chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra càng cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn và “lúng túng” trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 để ứng phó hiệu quả trước đại dịch Covid-19.
Hội thảo khoa học Quốc tế “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3 được tổ chức nhằm làm rõ cơ sở khoa học về hoạt động thương mại và phân phối trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0; mô tả khái quát thực trạng hoạt động thương mại và phân phối của Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp dưới sự tác động của đại dịch Covid-19; từ đó dự báo triển vọng thị trường và đề xuất chính sách, giải pháp khôi phục, thúc đẩy phát triển thương mại và phân phối cho các lĩnh vực, ngành hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Thương mại, thành phần tham gia trực tiếp có PGS, TS. Bùi Hữu Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường; PGS,TS. Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Hoàng Việt – Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Đỗ Minh Thành – Phó Hiệu trưởng; PGS,TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng; GS,TS. Đinh Văn Sơn – Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Thương mại, Nguyên Hiệu trưởng và Trưởng (Phó) các Phòng, Khoa, Viện, Bộ môn thuộc Trường. Về phía Trường Đại học Quy Nhơn có PGS,TS. Nguyễn Đình Hiền – Phó Hiệu trưởng. Về phía Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum có ThS. Nguyễn Tố Như – Phó Giám đốc. Về phía Trường Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc có GS. Hee-Cheol Moon – Đại diện Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc.
Về phía đại biểu khách mời, tham dự trực tuyến qua Zoom có ông Trần Nam Tú – Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS,TS. Trần Thị Vân Hoa – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân; PGS,TS. Lê Thị Thu Thủy– Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Ngoại thương; PGS,TS. Phạm Thu Hương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Thương; PGS,TS. Nguyễn Anh Thu – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Lê Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn; TS. Doãn Thị Mai Hương – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động – Xã hội; PGS,TS. Trương Thị Thủy – Phó Giám đốc Học viện Tài chính; PGS,TS. Đỗ Thị Kim Hảo – Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngân hàng; PGS,TS. Bùi Văn Huyền, Viện trưởng, Viện Kinh tế, Học viện CTQG HCM; PGS,TS. Tạ Văn Lợi, Viện trưởng, Viện thương mại và kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân; TS. Lương Minh Huân, Viện Trưởng - Viện Phát triển doanh nghiệp VCCI; PGS,TS. Lê Quốc Hội, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển – ĐHKTQD; ThS. Nguyễn Đức Lê - Phó cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý Thị trường, Bộ Công thương; TS. Trần Thị Thanh Tú – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Việt – Nhật; cùng đại diện các Bộ ban ngành: Cục Xuất Nhập Khẩu, Bộ Công thương; Viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương - Bộ Công thương; đại diện các Trường: Đại học Tài chính Marketing, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng… và các cơ quan truyền thông báo chí.
Hội thảo được chia thành 03 phiên (02 phiên tiếng Anh và 01 phiên tiếng Việt) với 15 bài báo cáo của các diễn giả đến từ các trường đại học trong và ngoài nước với các chủ đề khác nhau như: phân tích thực tiễn chuyển đổi số trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chuyển đổi số trong doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương mại, logistics, nông nghiệp, du lịch,... nói riêng; xu hướng tiêu dùng, hành vi tiêu dùng, sự hài lòng của khách hàng trong bối cảnh đại dịch Covid-19; những vấn đề lý luận và thực tiễn về logistics trong thương mại và phân phối, tác động của logistics đến hoạt động thương mại và phân phối; chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng trong các ngành hàng; phân tích tác động của các hiệp định thương mại, hàng rào kỹ thuật trong xuất khẩu hàng hóa; phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ, xuất khẩu; mối quan hệ giữa đổi mới công nghệ của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc với hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh; thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế; về thể chế, chính sách, luật pháp về thương mại và phân phối đối với phát triển kinh tế; vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các chính sách thúc đẩy lưu thông hàng hóa; ảnh hưởng của chính sách thương mại và phân phối quốc tế đối với Việt Nam; thương hiệu doanh nghiệp, truyền thông và marketing nhằm phát triển thương mại và phân phối.
Trải qua 03 phiên tọa đàm, hơn 2h làm việc theo các chuyên đề, Hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, những ý tưởng độc đáo, những luận cứ khoa học thực tiễn, đặc biệt các ý kiến phát biểu, thảo luận đã giúp các nhà nghiên cứu nhận thức được những bài học thực tiễn sinh động, quý giá và cần thiết cho quá trình nghiên cứu, tìm ra con đường phát triển thương mại và phân phối, phát huy được tiềm năng của địa phương, vùng và quốc gia. Ở phiên bế mạc, ThS. Nguyễn Tố Như – Phó Giám đốc Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã thay mặt Ban chủ tọa tổng kết và Bế mạc Hội thảo. Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “Thương mại và Phân phối” lần thứ 3 đã kết thúc thành công tốt đẹp, tạo lập diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ tri thức từ các nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế trong lĩnh vực thương mại và phân phối.
? Bài viết về Hội thảo trên các báo:
1. Báo Dân trí: https://tinyurl.com/h8m979ba
2. Báo Công an nhân dân: https://tinyurl.com/bdeaj9u7
Link kỷ yếu Hội thảo tải file đính kèm: