Đã diễn ra
Trường Đại học Thương mại giai đoạn 1960-1965
21/07/2020
Trường Đại học Thương mại ngày nay có tiền thân là Trường Thương nghiệp Trung ương (1960-1979), Trường Đại học Thương nghiệp (1979-1994) và từ 1994 đến nay được đổi tên là Trường Đại học Thương mại theo QĐ số 203/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI GIAI ĐOẠN 1960-1965
Năm 1960, Trường Thương nghiệp Trung ương – tổ chức tiền thân của Trường Đại học Thương mại ngày nay được thành lập trực thuộc Bộ Nội thương. Nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật thương nghiệp, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và bổ túc văn hóa trong ngành. Đồng chí Bùi Đạt, ủy viên Đảng đoàn Bộ Nội thương được cử làm Hiệu trưởng.
Trường được xây dựng tại xã Mai Dịch, quận 6 (nay là quận Cầu Giấy), thành phố Hà Nội. Toàn bộ các khu nhà tọa lạc trên diện tích 47.300m2. Vào thời điểm đó, Trường Thương nghiệp Trung ương là trường có cơ sở vật chất khang trang ở miền Bắc.
Ngày 1/10/1960, khai giảng các lớp trung cấp Khóa I. Từ đó, ngày này trở thành ngày truyền thống của trường.
Tháng 9/1961, theo quyết định của Bộ Nội thương, Trường Trung cấp kỹ thuật Thương nghiệp sát nhập vào Trường Thương nghiệp Trung ương. Đ/c Bùi Đạt là Hiệu trưởng, đ/c Lê Kinh Phì là Phó Hiệu trưởng.
Tháng 4/1963, đồng chí Bùi Bảo Vân, Ủy viên Đảng đoàn Bộ Nội thương, được Bộ cử làm Hiệu trưởng thay đ/c Bùi Đạt chuyển công tác, các đồng chí Lê Kinh Phì và Lê Anh Kim là Phó Hiệu trưởng.
Để lãnh đạo trực tiếp, toàn diện hoạt động của trường, Đảng ủy cơ quan Dân chính Đảng Trung ương quyết định thành lập Đảng bộ trường và đ/c Trương Nhị làm Bí thư (5/1959). Ngày 12/5/1960, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ nhất và từ năm 1963-1965, Đảng bộ trường đã tổ chức 2 kỳ đại hội (khóa II, khóa III). Các Đại hội đã ra Nghị quyết về phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên; khắc phục những khó khăn thiếu thốn các mặt của những năm đầu mới thành lập trường; tiếp tục hoàn chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo các chuyên ngành và hoàn thiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các lớp bồi dưỡng trung, cao cấp; nghiên cứu chuẩn bị các điều kiện để đào tạo cán bộ bậc cao hơn, xây dựng Đảng bộ trường trở thành Đảng bộ vững mạnh.
Các phòng ban gồm: Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Giáo vụ (bao gồm bộ phận thư viện và phiên dịch), Phòng Hành chính Quản trị (bao gồm bộ phận bệnh xá), Ban Mác-Leenin, Ban Văn hóa, Ban Thương phẩm, Ban Kinh tế thương nghiệp, Tổ Thể dục quân sự, Phòng thí nghiệm. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường hầu hết đã qua đào tạo đại học trong nước và ngoài nước, một số từ bộ đội chuyển về, một số là cán bộ miền Nam tập kết.
Trong thời gian từ 1960-1965, trường đã bồi dưỡng trên 1000 cán bộ thương nghiệp cốt cán của 22 tỉnh thành miền Bắc, đã bồi dưỡng văn hóa cấp III cho 350 học viên là cán bộ trong ngành.Trường cũng đã đào tạo được 4 khóa trung cấp với tổng số 1439 học viên tốt nghiệp ra trường.
Công tác nghiên cứu khoa học của trường chủ yếu là biên soạn chương trình, bài giảng, phục vụ cho đào tạo các chuyên ngành trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật thương nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Vụ chuyên môn của Bộ Nội thương trong việc xây dựng các chính sách quản lý thị trường nội địa; quy hoạch mạng lưới bán lẻ, bán buôn; xây dựng chế độ kế toán, thống kê, Điều lệ tổ chức ngành, Điều lệ bán lẻ. Đây là cơ hội tốt để cán bộ, giáo viên của trường vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, liên hệ thực tế để giảng dạy các môn học và thể hiện sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đối với ngành.
Chính quyền đã phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi người làm việc bằng hai” vì miền Nam ruột thịt; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức chăn nuôi lợn, trồng rau xanh, trồng sắn ở xã Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình; xây dựng “nhà ăn 5 tốt”. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên luôn được quan tâm và cải thiện.
Thời kỳ từ 1960-1965, trong điều kiện mới thành lập có rất nhiều khó khăn, nhà trường đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, đã đào tạo và bồi dưỡng được hàng ngàn cán bộ quản lý trung, cao cấp và trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh cho ngành, đã tạo dựng những cơ sở ban đầu để trường tiến lên làm nhiệm vụ đào tạo đại học sau này.
Vinh dự lớn đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên nhà trường là năm 1961 và 1962 (bổ sung thông tin tại fb a Thái khoảng ngày 18,19/5), Bác Hồ về dự Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại trường và thăm trường.
Năm 1960, Trường Thương nghiệp Trung ương – tổ chức tiền thân của Trường Đại học Thương mại ngày nay được thành lập trực thuộc Bộ Nội thương. Nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật thương nghiệp, bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và bổ túc văn hóa trong ngành. Đồng chí Bùi Đạt, ủy viên Đảng đoàn Bộ Nội thương được cử làm Hiệu trưởng.
Trường được xây dựng tại xã Mai Dịch, quận 6 (nay là quận Cầu Giấy), thành phố Hà Nội. Toàn bộ các khu nhà tọa lạc trên diện tích 47.300m2. Vào thời điểm đó, Trường Thương nghiệp Trung ương là trường có cơ sở vật chất khang trang ở miền Bắc.
Ngày 1/10/1960, khai giảng các lớp trung cấp Khóa I. Từ đó, ngày này trở thành ngày truyền thống của trường.
Tháng 9/1961, theo quyết định của Bộ Nội thương, Trường Trung cấp kỹ thuật Thương nghiệp sát nhập vào Trường Thương nghiệp Trung ương. Đ/c Bùi Đạt là Hiệu trưởng, đ/c Lê Kinh Phì là Phó Hiệu trưởng.
Tháng 4/1963, đồng chí Bùi Bảo Vân, Ủy viên Đảng đoàn Bộ Nội thương, được Bộ cử làm Hiệu trưởng thay đ/c Bùi Đạt chuyển công tác, các đồng chí Lê Kinh Phì và Lê Anh Kim là Phó Hiệu trưởng.
Để lãnh đạo trực tiếp, toàn diện hoạt động của trường, Đảng ủy cơ quan Dân chính Đảng Trung ương quyết định thành lập Đảng bộ trường và đ/c Trương Nhị làm Bí thư (5/1959). Ngày 12/5/1960, Đảng bộ tổ chức Đại hội lần thứ nhất và từ năm 1963-1965, Đảng bộ trường đã tổ chức 2 kỳ đại hội (khóa II, khóa III). Các Đại hội đã ra Nghị quyết về phát huy tính tiên phong gương mẫu của đảng viên; khắc phục những khó khăn thiếu thốn các mặt của những năm đầu mới thành lập trường; tiếp tục hoàn chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo các chuyên ngành và hoàn thiện chương trình, nội dung, kế hoạch giảng dạy các lớp bồi dưỡng trung, cao cấp; nghiên cứu chuẩn bị các điều kiện để đào tạo cán bộ bậc cao hơn, xây dựng Đảng bộ trường trở thành Đảng bộ vững mạnh.
Các phòng ban gồm: Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Giáo vụ (bao gồm bộ phận thư viện và phiên dịch), Phòng Hành chính Quản trị (bao gồm bộ phận bệnh xá), Ban Mác-Leenin, Ban Văn hóa, Ban Thương phẩm, Ban Kinh tế thương nghiệp, Tổ Thể dục quân sự, Phòng thí nghiệm. Cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường hầu hết đã qua đào tạo đại học trong nước và ngoài nước, một số từ bộ đội chuyển về, một số là cán bộ miền Nam tập kết.
Trong thời gian từ 1960-1965, trường đã bồi dưỡng trên 1000 cán bộ thương nghiệp cốt cán của 22 tỉnh thành miền Bắc, đã bồi dưỡng văn hóa cấp III cho 350 học viên là cán bộ trong ngành.Trường cũng đã đào tạo được 4 khóa trung cấp với tổng số 1439 học viên tốt nghiệp ra trường.
Công tác nghiên cứu khoa học của trường chủ yếu là biên soạn chương trình, bài giảng, phục vụ cho đào tạo các chuyên ngành trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật thương nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Vụ chuyên môn của Bộ Nội thương trong việc xây dựng các chính sách quản lý thị trường nội địa; quy hoạch mạng lưới bán lẻ, bán buôn; xây dựng chế độ kế toán, thống kê, Điều lệ tổ chức ngành, Điều lệ bán lẻ. Đây là cơ hội tốt để cán bộ, giáo viên của trường vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, liên hệ thực tế để giảng dạy các môn học và thể hiện sự đóng góp của đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đối với ngành.
Chính quyền đã phối hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên tổ chức các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Mỗi người làm việc bằng hai” vì miền Nam ruột thịt; tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; tổ chức chăn nuôi lợn, trồng rau xanh, trồng sắn ở xã Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình; xây dựng “nhà ăn 5 tốt”. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên luôn được quan tâm và cải thiện.
Thời kỳ từ 1960-1965, trong điều kiện mới thành lập có rất nhiều khó khăn, nhà trường đã hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao, đã đào tạo và bồi dưỡng được hàng ngàn cán bộ quản lý trung, cao cấp và trung cấp nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh cho ngành, đã tạo dựng những cơ sở ban đầu để trường tiến lên làm nhiệm vụ đào tạo đại học sau này.
Vinh dự lớn đối với cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên nhà trường là năm 1961 và 1962 (bổ sung thông tin tại fb a Thái khoảng ngày 18,19/5), Bác Hồ về dự Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại trường và thăm trường.