Đã diễn ra
Trường Đại học Thương mại giai đoạn 2005-2010
24/09/2020
BỐI CẢNH CHUNGTrong giai đoạn 2005-2010, Trường đã có những đổi mới căn bản, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho Trường Đại học Thương mại phát triển khởi sắc và bền vững trong bối cảnh gia nhập WTO của đất nước và tác động của khủng hoảng, suy thoái thế giới.
Mục tiêu và quy mô đào tạo:
Sứ mạng của Trường là: Xây dựng Trường Đại học Thương mại trở thành trường đại học đa ngành, tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại của Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm đầu ngành trong NCKH, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ đào tạo có uy tín về thương mại, du lịch, dịch vụ và đầu tư sở hữu trí tuệ; một trung tâm văn hóa có chất lượng cao, có đủ năng lực và điều kiện để thực sự hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Tiếp tục mở rộng các ngành/chuyên ngành đào tạo mới, đồng thời mở rộng quy mô đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao cho nền kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phát triển các ngành/chuyên ngành đào tạo mới được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu của xã hội. Năm học 2004-2005, Trường đào tạo 10 ngành với 15 chuyên ngành: Quy mô đào tạo đại học chính quy cũng được tăng lên tương ứng với việc phát triển các ngành/chuyên ngành đào tạo mới: chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy tăng từ 2.370 sinh viên/năm (năm 2005) lên 3.700 sinh viên/năm (năm 2010).
Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Nhà trường đã tập trung chỉ đạo xây dựng lại toàn bộ các chương trình đào tạo trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với các chuyên ngành đào tạo có tính chất đặc thù của Nhà trường; tổ chức biên soạn lại toàn bộ đề cương học phần theo mẫu số 4; đẩy mạnh việc biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu học tập, viết bài giảng mẫu, giáo áo điện tử… Những hoạt động này đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tác động tích cực đến toàn thể mọi đơn vị, thành viên trong Nhà trường. Vì vậy, từ năm học 2007-2008, Nhà trường đã chuyển đổi thành công sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Kết quả đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám hiệu và sự quyết tâm, tích cực của toàn thể đảng viên, cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn Trường đã tạo nên sức mạnh, trí tuệ cho sự thành công.
ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC
Trong quá trình đổi mới, phát triển, Nhà trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của người học. Từ năm 2004, Nhà trường mở thêm loại hình đào tạo liên thông từ cao đẳng lên trình độ đại học cho các đối tượng đã có bằng cử nhân cao đẳng tại Trường và tại các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM… Từ năm 2010, tiếp tục mở thêm loại hình đào tạo liên thông từ trung cấp lên trình độ đại học. Nhà trường tiếp tục thực hiện đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành Kinh doanh du lịch và Marketing kinh doanh với số lượng tuyển sinh bình quân hằng năm được duy trì ổn định (300 chỉ tiêu).
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC
Đào tạo đại học vừa làm vừa học được tiếp tục thực hiện tại Trường và tại các cơ sở liên kết ở các địa phương trong cả nước. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy trình đào tạo hệ vừa làm vừa học được áp dụng theo nguyên lý hệ thống tín chỉ và giao cho khoa Tại chức các khoa chuyên ngành có quản lý tại chức điều hành… Hàng năm, Nhà trường tổ chức 2 kỳ tuyển sinh cho hệ vừa làm vừa học và với chỉ tiêu ổn định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ 2000-2500 sinh viên/năm).
ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đào tạo sau đại học luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm phát triển cả chuyên ngành đào tạo và quy mô đào tạo. Trước năm 2005, đào tạo sau đại học chỉ có 1 chuyên ngành, nhưng từ năm 2005 chuyên ngành đào tạo sau đại học đã được mở rộng: Đào tạo thạc sỹ kinh tế với 3 chuyên ngành và đào tạo tiến sỹ kinh tế với 4 chuyên ngành. Quản lý đào tạo sau đại học được thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được triển khai theo quy định của Nhà trường. Từ năm 2009, Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đào tạo theo Quy chế mới của Bộ và từ năm 2010, đã thực hiện việc chuyển đổi sang đào tạo theo quy chế mới. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm 300 học viên cao học; 30-40 NCS.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXII, Đảng bộ Trường khẳng định những quan điểm, chủ trương lớn, tiếp tục đổi mới và phát triển Nhà trường trong bối cảnh mới. Trong đó, tập trung lãnh đạo thực hiện việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đại học, sau đại học; xúc tiến phát triển ngành/chuyên ngành đào tạo mới; nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học – công nghệ gắn với sự phát triển của thương mại hiện đại và gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội; nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó chú trọng xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn cho các ngành học, trước hết là đội ngũ tiến sỹ, phó giáo sư…
Đại hội bầu BCH gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thị Xuân Thảo được bầu là Bí thư Đảng ủy và từ năm học 2009-2010, đồng chí Nguyễn Bách Khoa được bầu là Bí thư Đảng ủy.
Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ Trường được tổ chức vào ngày 7,8/5/2010, đồng chí Đỗ Minh Thành được bầu là Bí thư Đảng ủy.
BAN GIÁM HIỆU
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2006-2011, Ban Giám hiệu gồm 5 đồng chí:
Kiện toàn các khoa: Khoa Quản trị doanh nghiệp (gồm 3 bộ môn: Quản trị căn bản, Quản trị doanh nghiệp thương mại, Luật thương mại); Khoa Khách sạn – Du lịch (gồm 3 bộ môn: Quản trị doanh nghiệp du lịch, Marketing du lịch, Quản trị dịch vụ khách sạn – du lịch); Khoa Kinh doanh thương mại (gồm 3 bộ môn: Marketing kinh doanh, Logistics, Quản trị chất lượng); Khoa Kế toán – Tài chính (gồm 4 bộ môn: Kế toán căn bản, Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp, Thống kê – Phân tích); Khoa Thương mại quốc tế (gồm 3 bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Quản trị tài chính, Bộ môn Tin học); Khoa Kinh tế (gồm 3 bộ môn: Kinh tế căn bản, Kinh tế thương mại, Kinh tế học).
Do yêu cầu của sự đổi mới, phát triển, một số khoa, phòng được đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ được giao: đổi tên khoa Kế toán – Tài chính thành khoa Kế toán – Kiểm toán; phòng Tổ chức – Hành chính thành phòng Tổ chức – Thanh tra.
Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được đổi tên thành khoa Lý luận chính trị; thành lập một số bộ môn trực thuộc khoa: Những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thành lập bộ môn Kiểm toán trực thuộc khoa Kế toán – Kiểm toán; thành lập bộ môn Kinh tế vi mô và bộ môn Kinh tế vĩ mô thuộc khoa Kinh tế. Thành lập Khoa Đào tạo quốc tế từ trung tâm ĐTQT trước đó gồm văn phòng quản lý và hai bộ môn trực thuộc tiếng Pháp và tiếng Trung.
Thành lập các trung tâm trực thuộc Trường: Trung tâm dịch vụ, Trung tâm quản trị mạng và các trung tâm trực thuộc khoa: Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao thương mại điện tử (khoa Thương mại điện tử), Trung tâm ngoại ngữ Smart learn (khoa Tiếng Anh); bộ môn Kinh tế căn bản trực thuộc khoa Kinh tế được chuyển sang khoa Thương mại quốc tế.
Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường gồm có: 17 khoa (Quản trị doanh nghiệp, Khách sạn du lịch, Marketing, Kinh doanh thương mại, Kế toán – Kiểm toán, Kinh tế, Thương mại quốc tế, Thương mại điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Tiếng Anh, Tin học thương mại, Luật thương mại, Quản lý nguồn nhân lực, Đào tạo quốc tế, Lý luận chính trị, Tại chức, Sau đại học); 8 phòng (Đào tạo, Tổ chức – Thanh tra, Khoa học – Đối ngoại, Kế hoạch – Tài chính, Công tác chính trị & sinh viên, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Quản trị, Hành chính tổng hợp); 3 đơn vị trực thuộc Trường (Trạm y tế, Khu nội trú sinh viên, Tạp chí Khoa học thương mại); 1 viện và 4 trung tâm trực thuộc Trường (Viện Phát triển thương mại, Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm Dịch vụ, Trung tâm Quản trị mạng, Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp), 1 bộ môn trực thuộc Trường: bộ môn Thể dục – Quân sự.
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, Công đoàn Trường đã tiến hành đại hội lần thứ XXII (năm 2005), lần thứ XXII (năm 2007), lần thứ XXIV (năm 2010). Đồng chí Trịnh Thị Sâm được bầu là Chủ tịch Công đoàn Trường XXII, XXIII và XXIV.
Công đoàn Trường làm đầu mối tổ chức và phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai kịp thời các hoạt động xã hội từ thiện (ủng hộ giáo dục miền núi còn khó khăn như xây nhà công vụ cho giáo viên ở Na Rì – Bắc Cạn, hỗ trợ đồng bào vùng lụt bão, quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam, hỗ trợ xây dựng cụm Tượng đài 10 nữ liệt sỹ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc…). Tổng số tiền đóng góp là trên 865 triệu đồng. Hàng năm, số đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu đoàn viên xuất sắc trên 55%.
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ HỘI SINH VIÊN NHÀ TRƯỜNG
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trường trong giai đoạn này đã tổ chức thành công 3 kỳ Đại hội: Đại hội lần thứ XXII (năm 2005), Đại hội lần thứ XXIV (năm 2007) và Đại hội lần thứ XXV (năm 2010). Đồng chí Phạm Tuấn Anh là Bí thư Đoàn Trường khóa XXIII và XXIV; đồng chí Nguyễn Thị Minh Nhàn là Bí thư Đoàn Trường khóa XXV.
Hội Sinh viên Nhà trường tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III (2008), lần thứ IV (2010). Mạng lưới tổ chức hội sinh viên ngày càng được hoàn thiện và có nhiều hoạt động thiết thực.
HỘI CỰU CHIẾN BINH NHÀ TRƯỜNG
Năm 2005, Hội Cựu chiến binh Nhà trường tổ chức Đại hội lần thứ II. Đồng chí Lê Xuân Đích tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội.
Hội Cựu Chiến binh Nhà trường đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức gương mẫu, tiên phong trong từng vị trí được phân công, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong công tác và nhiều đồng chí đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo. Các hoạt động của Hội Cựu Chiến binh như: Phong trào ủng hộ thương binh xóa nhà dột nát, phong trào về chiến trường xưa… đã thu hút không chỉ các hội viên Hội Cựu chiến binh mà còn thu hút các đối tượng khác trong Nhà trường tham gia. Hội Cựu Chiến binh Nhà trường nhiều năm liền được Thành hội và Trung ương hội chiến binh Việt Nam tặng nhiều Bằng khen.
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Các hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường trong 5 năm qua, được thực hiện theo hướng gắn công tác giáo dục đào tạo với phát triển thương mại hiện đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Tính đến năm 2010, Nhà trường đã thực hiện 29 đề tài cấp Bộ, 72 đề tài và 28 dự án R&D cấp Trường. Trong 3 năm từ năm 2008-2010, Nhà trường đã thực hiện 7 đề tài trọng điểm cấp Bộ. Nhà trường tập trung chỉ đạo, khuyến khích, động viên các nhà khoa học, giáo viên tham gia thực hiện và đăng ký đấu thầu các đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ (bao gồm đề tài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Công thương) với tổng số 114 đề tài NCKH cấp Bộ (trong đó có 6 đề tài trọng điểm).
Nhà trường đã chú trọng chỉ đạo tổ chức sinh hoạt khoa học, học thuật của bộ môn, khoa; công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo có sự đổi mới, chuyển biến tích cực nhằm xây dựng hệ thống học liệu tốt nhất phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên. Đến nay, hầu hết các học phần, nhất là các học phần mới, học phần chuyên ngành đều được các bộ môn, khoa đảm bảo có từ 3-5 tài liệu nghiên cứu, tham khảo bắt buộc và tùy thuộc và số lượng tín chỉ của từng học phần để có quy định cụ thể về tài liệu tham khảo bắt buộc bằng tiếng nước ngoài. Trong 5 năm (2005-2010), đã có 19 giáo trình mới được xuất bản, 20 giáo trình tái bản có bổ sung, sửa chữa. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống học liệu phục vụ cho đào tạo ngày càng được tăng cường; trung tâm thông tin thư viện đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng tăng về tài liệu nghiên cứu và học tập truyền thống và tư liệu điện tử của giáo viên, sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Phong trào NCKH của sinh viên ngày càng được sinh viên quan tâm và tích cực tham gia. Kết quả của phong trào NCKH của sinh viên đã có tác dụng thiết thực đối với nhiệm vụ học tập và khích lệ sinh viên tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác của Nhà trường.
Trong 5 năm, đã tổ chức thành công 3 hội thảo quốc gia; 4 hội thảo quốc tế và 3 hội thảo khoa học cấp Trường. Sự thành công của các hội thảo lớn này không chỉ khẳng định năng lực tổ chức mà cơ bản là đã khẳng định năng lực khoa học thực sự của đội ngũ các nhà khoa học, giáo viên và khẳng định uy tín, vị thế của Nhà trường với ngành và xã hội.
Tạp chí Khoa học Thương mại trong những năm qua đã có sự phát triển mới cả về hình thức và chất lượng. Số lượng xuất bản/năm tăng lên: 2 tháng/số. Tạp chí cũng đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ NCKH.
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC ĐỐI NGOẠI
Trong giai đoạn này, Nhà trường đã đẩy mạnh phát triển hoạt động hợp tác, đối ngoại trong nước và quốc tế, đưa hoạt động này đi vào chiều sâu về hợp tác đào tạo, NCKH, trao đổi giáo viên và sinh viên với các trường đại học trong và ngoài nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ của giáo viên trong giảng dạy và NCKH; từng bước tiếp cận với phương pháp, nội dung đào tạo tiên tiến của các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Đây là giai đoạn phát triển 2 mạnh mẽ về chiều rộng và chiều sâu các quan hệ hợp tác có hiệu quả với các trường đại học của các quốc gia và vùng lãnh thổ: Pháp, Áo, Nhật, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Italia… Hệ liên kết đào tạo cử nhân thực hành và liên thông quốc tế được mở rộng cả quy mô và cả chuyên ngành đào tạo. Từ năm học 2007-2008, Trường Đại học Thương mại là trường đầu tiên của nước ta mở chương trình đào tạo quản trị dạng tín chỉ liên thông quốc tế, thu hút sinh viên Trung Quốc, Pháp du học và cấp bằng Cử nhân chuyên ngành của Việt Nam vừa có ý nghĩa phát triển hình ảnh và uy tín quốc tế, vừa tạo nguồn thu có giá trị cao của Trường, đã có 3 lớp đào tạo ngắn hạn 3 tháng với 97 sinh viên, 3 khóa hệ đào tạo 2+2 với 181 sinh viên và 4 khóa hệ đào tạo 3+1 với 252 sinh viên của Đại học Dân tộc Quảng Tây và Học viện Tài chính kinh tế Quảng Tây.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật và những quy định về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức các đoàn ra, đoàn vào. Nhà trường đã tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm công tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, quản lý đào tạo sau đại học và tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến. Kết quả các chuyến đi đã tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện tốt hơn quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ, từng bước triển khai phương pháp đào tạo tiên tiến và có thêm các quan hệ hợp tác, các dự án mới về đào tạo, NCKH, trong đó có Trung tâm đào tạo Việt – Ý đang được triển khai thành lập.
Sứ mạng của Trường là: Xây dựng Trường Đại học Thương mại trở thành trường đại học đa ngành, tiên tiến trong các lĩnh vực kinh tế và thương mại của Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới; một trung tâm đầu ngành trong NCKH, chuyển giao công nghệ và cung ứng dịch vụ đào tạo có uy tín về thương mại, du lịch, dịch vụ và đầu tư sở hữu trí tuệ; một trung tâm văn hóa có chất lượng cao, có đủ năng lực và điều kiện để thực sự hội nhập quốc tế trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo.
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Tiếp tục mở rộng các ngành/chuyên ngành đào tạo mới, đồng thời mở rộng quy mô đào tạo phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao cho nền kinh tế - xã hội của đất nước. Việc phát triển các ngành/chuyên ngành đào tạo mới được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu của xã hội. Năm học 2004-2005, Trường đào tạo 10 ngành với 15 chuyên ngành: Quy mô đào tạo đại học chính quy cũng được tăng lên tương ứng với việc phát triển các ngành/chuyên ngành đào tạo mới: chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy tăng từ 2.370 sinh viên/năm (năm 2005) lên 3.700 sinh viên/năm (năm 2010).
Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Nhà trường đã tập trung chỉ đạo xây dựng lại toàn bộ các chương trình đào tạo trên cơ sở khung chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với các chuyên ngành đào tạo có tính chất đặc thù của Nhà trường; tổ chức biên soạn lại toàn bộ đề cương học phần theo mẫu số 4; đẩy mạnh việc biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu học tập, viết bài giảng mẫu, giáo áo điện tử… Những hoạt động này đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, tác động tích cực đến toàn thể mọi đơn vị, thành viên trong Nhà trường. Vì vậy, từ năm học 2007-2008, Nhà trường đã chuyển đổi thành công sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Kết quả đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ủy, sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám hiệu và sự quyết tâm, tích cực của toàn thể đảng viên, cán bộ, giáo viên và sinh viên trong toàn Trường đã tạo nên sức mạnh, trí tuệ cho sự thành công.
ĐÀO TẠO CAO ĐẲNG VÀ LIÊN THÔNG ĐẠI HỌC
Trong quá trình đổi mới, phát triển, Nhà trường thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu của người học. Từ năm 2004, Nhà trường mở thêm loại hình đào tạo liên thông từ cao đẳng lên trình độ đại học cho các đối tượng đã có bằng cử nhân cao đẳng tại Trường và tại các địa phương: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, TP.HCM… Từ năm 2010, tiếp tục mở thêm loại hình đào tạo liên thông từ trung cấp lên trình độ đại học. Nhà trường tiếp tục thực hiện đào tạo cử nhân cao đẳng ngành Quản trị kinh doanh với các chuyên ngành Kinh doanh du lịch và Marketing kinh doanh với số lượng tuyển sinh bình quân hằng năm được duy trì ổn định (300 chỉ tiêu).
ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC
Đào tạo đại học vừa làm vừa học được tiếp tục thực hiện tại Trường và tại các cơ sở liên kết ở các địa phương trong cả nước. Công tác quản lý, tổ chức thực hiện quy trình đào tạo hệ vừa làm vừa học được áp dụng theo nguyên lý hệ thống tín chỉ và giao cho khoa Tại chức các khoa chuyên ngành có quản lý tại chức điều hành… Hàng năm, Nhà trường tổ chức 2 kỳ tuyển sinh cho hệ vừa làm vừa học và với chỉ tiêu ổn định theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (từ 2000-2500 sinh viên/năm).
ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đào tạo sau đại học luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường quan tâm phát triển cả chuyên ngành đào tạo và quy mô đào tạo. Trước năm 2005, đào tạo sau đại học chỉ có 1 chuyên ngành, nhưng từ năm 2005 chuyên ngành đào tạo sau đại học đã được mở rộng: Đào tạo thạc sỹ kinh tế với 3 chuyên ngành và đào tạo tiến sỹ kinh tế với 4 chuyên ngành. Quản lý đào tạo sau đại học được thực hiện nghiêm túc theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được triển khai theo quy định của Nhà trường. Từ năm 2009, Nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đào tạo theo Quy chế mới của Bộ và từ năm 2010, đã thực hiện việc chuyển đổi sang đào tạo theo quy chế mới. Chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm 300 học viên cao học; 30-40 NCS.
Tổ chức bộ máy chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong Trường:
ĐẢNG ỦYNghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XXII, Đảng bộ Trường khẳng định những quan điểm, chủ trương lớn, tiếp tục đổi mới và phát triển Nhà trường trong bối cảnh mới. Trong đó, tập trung lãnh đạo thực hiện việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đại học, sau đại học; xúc tiến phát triển ngành/chuyên ngành đào tạo mới; nâng cao chất lượng các hoạt động khoa học – công nghệ gắn với sự phát triển của thương mại hiện đại và gắn với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội; nâng cao chất lượng đội ngũ, trong đó chú trọng xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học đầu đàn cho các ngành học, trước hết là đội ngũ tiến sỹ, phó giáo sư…
Đại hội bầu BCH gồm 11 đồng chí, đồng chí Nguyễn Thị Xuân Thảo được bầu là Bí thư Đảng ủy và từ năm học 2009-2010, đồng chí Nguyễn Bách Khoa được bầu là Bí thư Đảng ủy.
Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ Trường được tổ chức vào ngày 7,8/5/2010, đồng chí Đỗ Minh Thành được bầu là Bí thư Đảng ủy.
BAN GIÁM HIỆU
Nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2006-2011, Ban Giám hiệu gồm 5 đồng chí:
- Hiệu trưởng: GS,TS Nguyễn Bách Khoa
- Các Phó Hiệu trưởng: TS Nguyễn Thị Xuân Thảo, PGS,TS Bùi Xuân Nhàn, PGS,TS Đỗ Minh Thành, PGS,TS Đinh Văn Sơn, PGS,TS Nguyễn Hoàng Long.
THÀNH LẬP MỚI VÀ KIỆN TOÀN CÁC KHOA, PHÒNG, ĐƠN VỊ TRONG NHÀ TRƯỜNG
Xuất phát từ nhu cầu đổi mới và phát triển, Nhà trường đã cơ cấu, bố trí, phát triển thêm một số đơn vị trong Trường. Cụ thể: - Năm 2005:
Kiện toàn các khoa: Khoa Quản trị doanh nghiệp (gồm 3 bộ môn: Quản trị căn bản, Quản trị doanh nghiệp thương mại, Luật thương mại); Khoa Khách sạn – Du lịch (gồm 3 bộ môn: Quản trị doanh nghiệp du lịch, Marketing du lịch, Quản trị dịch vụ khách sạn – du lịch); Khoa Kinh doanh thương mại (gồm 3 bộ môn: Marketing kinh doanh, Logistics, Quản trị chất lượng); Khoa Kế toán – Tài chính (gồm 4 bộ môn: Kế toán căn bản, Kế toán doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp, Thống kê – Phân tích); Khoa Thương mại quốc tế (gồm 3 bộ môn: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Quản trị tài chính, Bộ môn Tin học); Khoa Kinh tế (gồm 3 bộ môn: Kinh tế căn bản, Kinh tế thương mại, Kinh tế học).
- Năm 2006:
- Năm 2007:
Do yêu cầu của sự đổi mới, phát triển, một số khoa, phòng được đổi tên cho phù hợp với nhiệm vụ được giao: đổi tên khoa Kế toán – Tài chính thành khoa Kế toán – Kiểm toán; phòng Tổ chức – Hành chính thành phòng Tổ chức – Thanh tra.
- Năm 2008:
Khoa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh được đổi tên thành khoa Lý luận chính trị; thành lập một số bộ môn trực thuộc khoa: Những nguyên lý căn bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Đường lối cách mạng Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh. Thành lập bộ môn Kiểm toán trực thuộc khoa Kế toán – Kiểm toán; thành lập bộ môn Kinh tế vi mô và bộ môn Kinh tế vĩ mô thuộc khoa Kinh tế. Thành lập Khoa Đào tạo quốc tế từ trung tâm ĐTQT trước đó gồm văn phòng quản lý và hai bộ môn trực thuộc tiếng Pháp và tiếng Trung.
Thành lập các trung tâm trực thuộc Trường: Trung tâm dịch vụ, Trung tâm quản trị mạng và các trung tâm trực thuộc khoa: Trung tâm đào tạo thực hành và chuyển giao thương mại điện tử (khoa Thương mại điện tử), Trung tâm ngoại ngữ Smart learn (khoa Tiếng Anh); bộ môn Kinh tế căn bản trực thuộc khoa Kinh tế được chuyển sang khoa Thương mại quốc tế.
- Năm 2009:
Đến nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường gồm có: 17 khoa (Quản trị doanh nghiệp, Khách sạn du lịch, Marketing, Kinh doanh thương mại, Kế toán – Kiểm toán, Kinh tế, Thương mại quốc tế, Thương mại điện tử, Tài chính – Ngân hàng, Tiếng Anh, Tin học thương mại, Luật thương mại, Quản lý nguồn nhân lực, Đào tạo quốc tế, Lý luận chính trị, Tại chức, Sau đại học); 8 phòng (Đào tạo, Tổ chức – Thanh tra, Khoa học – Đối ngoại, Kế hoạch – Tài chính, Công tác chính trị & sinh viên, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Quản trị, Hành chính tổng hợp); 3 đơn vị trực thuộc Trường (Trạm y tế, Khu nội trú sinh viên, Tạp chí Khoa học thương mại); 1 viện và 4 trung tâm trực thuộc Trường (Viện Phát triển thương mại, Trung tâm Thông tin thư viện, Trung tâm Dịch vụ, Trung tâm Quản trị mạng, Trung tâm Hướng nghiệp sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp), 1 bộ môn trực thuộc Trường: bộ môn Thể dục – Quân sự.
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG
Trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2010, Công đoàn Trường đã tiến hành đại hội lần thứ XXII (năm 2005), lần thứ XXII (năm 2007), lần thứ XXIV (năm 2010). Đồng chí Trịnh Thị Sâm được bầu là Chủ tịch Công đoàn Trường XXII, XXIII và XXIV.
Công đoàn Trường làm đầu mối tổ chức và phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai kịp thời các hoạt động xã hội từ thiện (ủng hộ giáo dục miền núi còn khó khăn như xây nhà công vụ cho giáo viên ở Na Rì – Bắc Cạn, hỗ trợ đồng bào vùng lụt bão, quỹ vì người nghèo, quỹ nạn nhân chất độc da cam, hỗ trợ xây dựng cụm Tượng đài 10 nữ liệt sỹ thanh niên xung phong Ngã ba Đồng Lộc…). Tổng số tiền đóng góp là trên 865 triệu đồng. Hàng năm, số đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu đoàn viên xuất sắc trên 55%.
ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH VÀ HỘI SINH VIÊN NHÀ TRƯỜNG
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Nhà trường trong giai đoạn này đã tổ chức thành công 3 kỳ Đại hội: Đại hội lần thứ XXII (năm 2005), Đại hội lần thứ XXIV (năm 2007) và Đại hội lần thứ XXV (năm 2010). Đồng chí Phạm Tuấn Anh là Bí thư Đoàn Trường khóa XXIII và XXIV; đồng chí Nguyễn Thị Minh Nhàn là Bí thư Đoàn Trường khóa XXV.
Hội Sinh viên Nhà trường tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ III (2008), lần thứ IV (2010). Mạng lưới tổ chức hội sinh viên ngày càng được hoàn thiện và có nhiều hoạt động thiết thực.
HỘI CỰU CHIẾN BINH NHÀ TRƯỜNG
Năm 2005, Hội Cựu chiến binh Nhà trường tổ chức Đại hội lần thứ II. Đồng chí Lê Xuân Đích tiếp tục được bầu là Chủ tịch Hội.
Hội Cựu Chiến binh Nhà trường đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, ý thức gương mẫu, tiên phong trong từng vị trí được phân công, giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong công tác và nhiều đồng chí đã trở thành tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo. Các hoạt động của Hội Cựu Chiến binh như: Phong trào ủng hộ thương binh xóa nhà dột nát, phong trào về chiến trường xưa… đã thu hút không chỉ các hội viên Hội Cựu chiến binh mà còn thu hút các đối tượng khác trong Nhà trường tham gia. Hội Cựu Chiến binh Nhà trường nhiều năm liền được Thành hội và Trung ương hội chiến binh Việt Nam tặng nhiều Bằng khen.
PHÁT TRIỂN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
Các hoạt động khoa học – công nghệ của Nhà trường trong 5 năm qua, được thực hiện theo hướng gắn công tác giáo dục đào tạo với phát triển thương mại hiện đại phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội. Tính đến năm 2010, Nhà trường đã thực hiện 29 đề tài cấp Bộ, 72 đề tài và 28 dự án R&D cấp Trường. Trong 3 năm từ năm 2008-2010, Nhà trường đã thực hiện 7 đề tài trọng điểm cấp Bộ. Nhà trường tập trung chỉ đạo, khuyến khích, động viên các nhà khoa học, giáo viên tham gia thực hiện và đăng ký đấu thầu các đề tài NCKH trọng điểm cấp Bộ (bao gồm đề tài của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ và Bộ Công thương) với tổng số 114 đề tài NCKH cấp Bộ (trong đó có 6 đề tài trọng điểm).
Nhà trường đã chú trọng chỉ đạo tổ chức sinh hoạt khoa học, học thuật của bộ môn, khoa; công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo có sự đổi mới, chuyển biến tích cực nhằm xây dựng hệ thống học liệu tốt nhất phục vụ cho giảng dạy của giáo viên và học tập của sinh viên. Đến nay, hầu hết các học phần, nhất là các học phần mới, học phần chuyên ngành đều được các bộ môn, khoa đảm bảo có từ 3-5 tài liệu nghiên cứu, tham khảo bắt buộc và tùy thuộc và số lượng tín chỉ của từng học phần để có quy định cụ thể về tài liệu tham khảo bắt buộc bằng tiếng nước ngoài. Trong 5 năm (2005-2010), đã có 19 giáo trình mới được xuất bản, 20 giáo trình tái bản có bổ sung, sửa chữa. Bên cạnh đó, việc xây dựng hệ thống học liệu phục vụ cho đào tạo ngày càng được tăng cường; trung tâm thông tin thư viện đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng tăng về tài liệu nghiên cứu và học tập truyền thống và tư liệu điện tử của giáo viên, sinh viên và học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Phong trào NCKH của sinh viên ngày càng được sinh viên quan tâm và tích cực tham gia. Kết quả của phong trào NCKH của sinh viên đã có tác dụng thiết thực đối với nhiệm vụ học tập và khích lệ sinh viên tự tin, chủ động tham gia vào các hoạt động chuyên môn khác của Nhà trường.
Trong 5 năm, đã tổ chức thành công 3 hội thảo quốc gia; 4 hội thảo quốc tế và 3 hội thảo khoa học cấp Trường. Sự thành công của các hội thảo lớn này không chỉ khẳng định năng lực tổ chức mà cơ bản là đã khẳng định năng lực khoa học thực sự của đội ngũ các nhà khoa học, giáo viên và khẳng định uy tín, vị thế của Nhà trường với ngành và xã hội.
Tạp chí Khoa học Thương mại trong những năm qua đã có sự phát triển mới cả về hình thức và chất lượng. Số lượng xuất bản/năm tăng lên: 2 tháng/số. Tạp chí cũng đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học, cán bộ, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ NCKH.
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC ĐỐI NGOẠI
Trong giai đoạn này, Nhà trường đã đẩy mạnh phát triển hoạt động hợp tác, đối ngoại trong nước và quốc tế, đưa hoạt động này đi vào chiều sâu về hợp tác đào tạo, NCKH, trao đổi giáo viên và sinh viên với các trường đại học trong và ngoài nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, tăng cường khả năng sử dụng ngoại ngữ của giáo viên trong giảng dạy và NCKH; từng bước tiếp cận với phương pháp, nội dung đào tạo tiên tiến của các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Đây là giai đoạn phát triển 2 mạnh mẽ về chiều rộng và chiều sâu các quan hệ hợp tác có hiệu quả với các trường đại học của các quốc gia và vùng lãnh thổ: Pháp, Áo, Nhật, Úc, Trung Quốc, Đài Loan, Italia… Hệ liên kết đào tạo cử nhân thực hành và liên thông quốc tế được mở rộng cả quy mô và cả chuyên ngành đào tạo. Từ năm học 2007-2008, Trường Đại học Thương mại là trường đầu tiên của nước ta mở chương trình đào tạo quản trị dạng tín chỉ liên thông quốc tế, thu hút sinh viên Trung Quốc, Pháp du học và cấp bằng Cử nhân chuyên ngành của Việt Nam vừa có ý nghĩa phát triển hình ảnh và uy tín quốc tế, vừa tạo nguồn thu có giá trị cao của Trường, đã có 3 lớp đào tạo ngắn hạn 3 tháng với 97 sinh viên, 3 khóa hệ đào tạo 2+2 với 181 sinh viên và 4 khóa hệ đào tạo 3+1 với 252 sinh viên của Đại học Dân tộc Quảng Tây và Học viện Tài chính kinh tế Quảng Tây.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật và những quy định về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong việc tổ chức các đoàn ra, đoàn vào. Nhà trường đã tổ chức các đoàn đi công tác nước ngoài để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm công tác quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ, quản lý đào tạo sau đại học và tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến. Kết quả các chuyến đi đã tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện tốt hơn quá trình đào tạo theo học chế tín chỉ, từng bước triển khai phương pháp đào tạo tiên tiến và có thêm các quan hệ hợp tác, các dự án mới về đào tạo, NCKH, trong đó có Trung tâm đào tạo Việt – Ý đang được triển khai thành lập.
Những sự kiện nổi bật
- Nhà trường tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Trường vào tháng 11/2005
- Tại lễ Khai giảng năm học 2007-2008, GS,TS Nguyễn Bách Khoa – Hiệu trưởng tuyên bố Trường chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ
- Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về làm việc với Nhà trường nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2007 và trồng cây lưu niệm
- 1/2008, Trường ban hành tuyên bố chuẩn đầu ra các chuyên ngành và công bố trên website của Trường
- Nhà trường tổ chức trọng thể Lễ đoan nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì (12/2008)
- 5/2010, Đại hội Đảng bộ Trường lần thứ XXIII
- 9/2010, Trường được Chủ tịch nước CHXHCNVN trao tặng Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động
Các hình thức khen thưởng và các danh hiệu thi đua đạt được
TẬP THỂ
TẬP THỂ
- Huân chương Độc lập hạng Nhì (2008)
- Đơn vị Anh hùng lao động (2010)
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008)
- “Bằng khen và Cờ tiên tiến xuất sắc” của Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2005, 2007, 2009, 2010)
- Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo: về công tác quản lý sinh viên 2002-2005 (năm 2005); về phòng chống AIDS 1995-2005 (năm 2005); về phong trào “Xanh, Sạch, Đẹp” 1996-2006 (năm 2006); về hoạt động khoa học công nghệ 2001-2005 (năm 2007)
- Đảng bộ Nhà trường được công nhận là Đảng bộ “Trong sạch vững mạnh” (năm 2005, 2006, 2007, 2009). Trong đó năm 2007 được công nhận là Đảng bộ “Trong sạch vững mạnh tiêu biểu”
- Bằng khen của Bộ Tư lệnh Thủ đô tặng Ban chỉ huy quân sự Trường là Đơn vị quyết thắng (năm 2008)
- Bằng khen của Bộ Tư lệnh Thủ đô tặng Lực lượng tự vệ Nhà trường về thành tích xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ công tác 2 năm (2007, 2008)
- Giấy khen của Công an thành phố Hà Nội tặng Trường Đại học Thương mại vì đã có thành tích xuất sắc trong đợt thi đua kỷ niệm “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy” lần thứ 8 (năm 2009)
- UBND quận Cầu Giấy công nhận Trường Đại học Thương mại luôn là “Trường tiên tiến xuất sắc” về phong trào thể dục thể thao (năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009)
- Công đoàn Trường được tặng thưởng:
- Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2007)
- Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam (2005, 2006, 2007)
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2009)
- Cờ thi đua của Công đoàn giáo dục Việt Nam (2005, 2006)
- Cờ thi đua của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (2008)
- Danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc”
- Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Trường được tặng thưởng:
- Bằng khen của Trung ương Đoàn tặng Đoàn Thanh niên Trường (2005, 2006, 2007), 4 liên chi đoàn và 13 đoàn viên thanh niên Nhà trường (2007)
- Bằng khen của Thành đoàn Hà Nội tặng Đoàn Thanh niên Trường (2006)
- Bằng khen của Hội Sinh viên thành phố Hà Nội (2008)
- Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang tặng đội Thanh niên tình nguyện Nhà trường (2009)
- Giấy khen của Thành Đoàn Hà Nội tặng Đoàn thanh niên Trường, 3 chi đoàn cán bộ - giáo viên, 4 chi đoàn sinh viên và 16 đoàn viên Nhà trường (2009)
- Giấy khen của Thành Đoàn Hà Nội tặng Đoàn thanh niên Trường, 3 chi đoàn cán bộ - giáo viên, 4 chi đoàn sinh viên và 16 đoàn viên Nhà trường (2007)
- Hội Cựu Chiến binh Nhà trường được tặng thưởng:
- Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội (2005)
- Bằng khen của Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam (2006, 2007, 2008)
- Cờ đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2009 của Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
- Các tập thể trong Trường được tặng thưởng:
- Huân chương Lao động hạng Ba tặng cho các tập thể: Khoa Kinh doanh thương mại (2005), phòng Tổ chức – Thanh tra (2008)
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Tặng phòng Tổ chức – Hành chính (2006), Ban quản lý Khu Nội trú sinh viên, phòng Khoa học – Đối ngoại (2008)
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tặng cho 30 lượt tập thể khoa, phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc
- Bằng khen của Bộ Văn hóa – Thông tin: tặng Trung tâm Thông tin Thư viện (2005)
- Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cho 83 lượt khoa, phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc
- Hiệu trưởng Nhà trường tặng cho 129 lượt tập thể khoa, phòng, bộ môn, đơn vị trực thuộc
- Huân chương Lao động hạng Ba tặng các đồng chí: Nguyễn Thiện Đạt (2006); Nguyễn Bách Khoa (2008); Nguyễn Thị Xuân Thảo (2009)
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 5 đồng chí: Vũ Thùy Dương, Bùi Xuân Nhàn, Trịnh Thị Sâm, Đỗ Minh Thành, Nguyễn Thị Xuân Thảo (năm 2008)
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng các đồng chí: Đỗ Minh Thành, Trịnh Thị Sâm, Lê Xuân Đích, Vũ Thùy Dương (2006); Bùi Xuân Nhàn, Vũ Thị Liên (2007); Nguyễn Thị Xuân Thảo, Nguyễn Doãn Thị Liễu, Vũ Minh Phương (2008); Nguyễn Hoàng Long, Đỗ Thị Ngọc (2009)
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cho 84 lượt cán bộ, giáo viên Nhà trường
- Chiến sỹ thi đua cấp Bộ: các đồng chí Nguyễn Bách Khoa (2007, 2009); Đinh Văn Sơn (2008); Bùi Xuân Nhàn, Nguyễn Thị Phương Liên (2009)
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” tặng cho 120 CBCC Nhà trường
- Giấy khen của Hiệu trưởng Nhà trường tặng cho 1.286 lượt cán bộ, giáo viên Nhà trường
- UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Người tốt, việc tốt” Thủ đô Hà Nội cho các đồng chí: Nguyễn Thị Xuân Thảo (2005); Lê Xuân Đích (2006); Nguyễn Bách Khoa, Nguyễn Doãn Thị Liễu (2007); Đinh Văn Sơn, Nguyễn Thị Xuân Hương, Hoàng Thị Thảo (2008); Nguyễn Hóa, Lại Quang Mừng (2009); Nguyễn Bách Khoa, Đàm Gia Mạnh (2010)
- Bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam và của Liên đoàn lao động thành phố Hà Nội cho 18 lượt tập thể và 25 lượt cá nhân Nhà trường
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng về thành tích xuất sắc đóng góp cho hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 cho Ban Nữ công Trường (2006)
- Bằng khen của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng về thành tích xuất sắc trong phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” giai đoạn 2005-2009 cho đồng chí Nguyễn Thị Xuân Thảo
- Giấy khen của Công an thành phố Hà Nội tặng Tổ Bảo vệ thuộc phòng Quản trị (2005)
- Giấy khen của Công an thành phố Hà Nội tặng đồng chí Phương Kỳ Sơn về thành tích bảo vệ an ninh trật tự (2007)
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng” tặng cho 5 cá nhân (năm 2009)
- Bộ Tư lệnh Thủ đô tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua trong phong trào quyết thắng năm 2008 cho đồng chí Đỗ Minh Thành
- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp kiểm tra của Đảng” tặng đồng chí Bùi Xuân Nhàn, Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy (năm 2008)
- Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Nguyễn Quang Lập, Đinh Huyền Đắc và Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng tặng cho 19 đảng viên thuộc Đảng bộ Trường