Định hướng nghiên cứu

Chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý (theo cơ chế đặc thù)

17/03/2019
Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày
01/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin (CNTT) đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; thực hiện Quyết định số
1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
“Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền
thông”; thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính
phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, Khoa Hệ thống thông tin kinh tế & TMĐT - Trường Đại học Thương Mại được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo ngành HTTT theo cơ chế đặc thù.

Cơ chế đào tạo đặc thù có một số điểm mới so với các CTĐT khác như sau:
        - Điều chỉnh chương trình đào tạo CNTT theo hướng ứng dụng, mở,
liên thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn
. Các học phần
cốt lõi nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về CNTT. Các học phần tự
chọn là các hướng đào tạo chuyên sâu CNTT ứng dụng. Nghiên cứu đưa nội
dung đào tạo các chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của
Microsoft, Oracle, Cisco,...) vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng
chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.

         -Tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo, áp dụng
phương thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (blended learning) và đào tạo
thực hành tại doanh nghiệp
. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến dùng
chung, xây dựng nguồn tài nguyên dùng chung (đặc biệt kho học liệu điện tử
dùng chung).

          - Nghiên cứu việc công nhận một số học phần mà người học tích lũy
được từ các khóa đào tạo cấp chứng chỉ CNTT tương đương với một số môn
học, tín chỉ trong chương trình đào tạo đại học thông qua quy trình đánh giá
và công nhận tín chỉ của các cơ sở đào tạo
. Khuyến khích các cơ sở đào tạo
công nhận tín chỉ lẫn nhau.

          -Thời gian đào tạo thực tế tại doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất 30%
tổng thời gian đào tạo và được xác định cụ thể trong chương trình đào tạo
. Cơ
sở đào tạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đáp ứng yêu cầu về điều kiện
đảm bảo chất lượng thực tập, thực hành tại doanh nghiệp đối tác.

Khung chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù của ngành HTTT - Trường Đại học Thương Mại chi tiết tại đây:
p1
p2