CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG CHUYÊN SÂU NGHỀ NGHIỆP QUỐC TẾ - IPOP)
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO | |
Chương trình đào tạo: | Tài chính - Ngân hàng thương mại (Chương trình định hướng chuyên sâu nghề nghiệp quốc tế) Finance – Commercial Banking (International Profession Oriented Program – IPOP) |
Trình độ đào tạo: | Đại học |
Ngành đào tạo: | Tài chính – Ngân hàng |
Mã ngành: | 7340201 |
Chuyên ngành đào tạo: | Tài chính - Ngân hàng thương mại |
Ngôn ngữ đào tạo: | Tiếng Việt và Tiếng Anh |
Đào tạo cử nhân IPOP chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội và pháp luật; có kiến thức đa ngành, liên ngành kinh tế - kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu có tính tiệm cận quốc tế, kỹ năng nghề nghiệp thành thục trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và có năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp CTĐT Tài chính – Ngân hàng thương mại (IPOP) đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp phi tài chính trong nước cũng như quốc tế; có năng lực học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn tại các cơ sở đào tạo sau đại học trong và ngoài nước; có kỹ năng học tập có chủ đích xuyên suốt cuộc sống cá nhân để thúc đẩy sự phát triển liên tục và nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc và cuộc sống 1. Mục tiêu của chương trình đào tạo Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo (CTĐT) cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại (IPOP) là CTĐT định hướng nghề nghiệp, đào tạo cử nhân Tài chính – Ngân hàng thương mại (TC-NHTM) có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; có kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội và pháp luật; có kiến thức đa ngành, liên ngành kinh tế - kinh doanh; có kiến thức chuyên sâu có tính tiệm cận quốc tế, kỹ năng nghề nghiệp thành thục trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và có năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp CTĐT Tài chính – Ngân hàng thương mại (IPOP) đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp phi tài chính trong nước cũng như quốc tế; có năng lực học tập, nghiên cứu ở các bậc học cao hơn tại các cơ sở đào tạo sau đại học trong và ngoài nước; có kỹ năng học tập có chủ đích xuyên suốt cuộc sống cá nhân để thúc đẩy sự phát triển liên tục và nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc và cuộc sống. Mục tiêu cụ thể: Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại có kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, an ninh quốc phòng; có kiến thức chuyên sâu có tính tiệm cận quốc tế trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có kiến thức đa ngành, liên ngành kinh tế - kinh doanh có tính tiệm cận quốc tế; có kỹ năng công nghệ thông tin và năng lực sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế, đáp ứng yêu cầu chuyên môn thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng và có khả năng vận dụng thành thạo các kiến thức, kỹ năng đó để giải quyết các vấn đề cụ thể về quản trị ngân hàng thương mại, quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng, quản trị tài chính doanh nghiệp trong môi trường làm việc chuyên nghiệp trong nước và quốc tế; có khả năng tiếp tục học tập, phát triển sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành kế toán, kinh doanh, quản trị và quản lý cũng như tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học; Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại có kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu được rèn luyện, tích lũy và trải nghiệm qua các học phần thực hành, thực tế tại doanh nghiệp; có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có kỹ năng dẫn dắt, truyền đạt vấn đề, phổ biến kiến thức; có kỹ năng phản biện, sáng tạo trong sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường thay đổi; có kỹ năng làm việc nhóm, đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm; Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ pháp luật, trung thực, khách quan, năng động, tự chủ, sáng tạo; có động lực và kiến thức về đổi mới sáng tạo và khởi sự kinh doanh. 2. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo 2.1. Kiến thức (PLO1) Vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết và thực tiễn về khoa học xã hội, chính trị, pháp luật, kinh tế lượng; công nghệ thông tin và ngoại ngữ để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. (PLO2) Vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết và thực tiễn đa ngành, liên ngành kinh tế - kinh doanh, các kiến thức về đổi mới sáng tạo, khởi sự kinh doanh để giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các lĩnh vực kinh tế - kinh doanh – quản trị có liên quan. (PLO3) Vận dụng tốt các kiến thức lý thuyết và thực tiễn về thị trường tài chính, quản trị kinh doanh dịch vụ tài chính, tài chính doanh nghiệp trong giải thích, phân tích, đánh giá, phản biện và giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 2.2. Kỹ năng (PLO4) Thực hiện thành thạo việc phân tích và dự báo thị trường tài chính; phân tích, dự báo và đánh giá tài chính doanh nghiệp; phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính; nhận diện, phân tích các vấn đề và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề chuyên môn tài chính – ngân hàng. (PLO5) Thực hiện thành thạo các tác nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính được đào tạo, các tác nghiệp quản lý tài chính – ngân hàng được đào tạo, các kỹ năng số trong bối cảnh đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp và trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. (PLO6) Thực hiện thành thạo việc giao tiếp và hợp tác với các bên liên quan trong giải quyết các vấn đề chuyên môn tài chính - ngân hàng; sử dụng thành thạo tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế; sử dụng thành thạo các công cụ truyền thông hiện đại, biết lắng nghe, thuyết phục, thương lượng và giải quyết xung đột. (PLO7) Thực hiện được việc tự học, cập nhật và ứng dụng kiến thức mới, nghiên cứu và phát triển các ý tưởng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề chuyên môn tài chính – ngân hàng. 2.3. Mức độ tự chủ và trách nhiệm (PLO8): Đáp ứng tốt các yêu cầu cẩn trọng, tận tâm và chuyên cần khi thực hiện nhiệm vụ cá nhân và làm việc nhóm trong thực hiện các công việc chuyên môn, các nhiệm vụ kinh doanh, quản trị thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. (PLO9): Đáp ứng tốt các yêu cầu tuân thủ, trung thực và liêm chính trong thực hiện các công việc chuyên môn, các nhiệm vụ kinh doanh, quản trị thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng. (PLO10): Đáp ứng tốt các yêu cầu chủ động, sáng tạo, thích ứng và bảo mật thông tin trong thực hiện các công việc chuyên môn, các nhiệm vụ kinh doanh, quản trị trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. 2.4. Ngoại ngữ, tin học (PLO11): Đạt chuẩn Tiếng Anh trình độ bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam theo Quy định chuẩn đầu ra Tiếng Anh đối với sinh viên trình độ đại học của Trường Đại học Thương mại. (PLO12): Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Quy định về yêu cầu chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đối với sinh viên trình độ đại học hệ chính quy không thuộc ngành Hệ thống thông tin quản lý của Trường Đại học Thương mại. 3. Khối lượng kiến thức toàn khóa Tổng khối lượng kiến thức toàn khóa: 131 TC (trong đó: 120 TC học tập và tốt nghiệp, 11 TC Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng - an ninh). 4. Đối tượng tuyển sinh Người học trong cả nước đảm bảo Chuẩn đầu vào chương trình đào tạo đại học - Người học phải tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 5. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp 5.1. Quy trình đào tạo Quy trình đào tạo được tổ chức triển khai theo 5 bước nhằm đảm bảo hoạt động đào tạo thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra, tuân thủ quy chế đào tạo hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường, bao gồm: Bước 1. Xây dựng Kế hoạch toàn khóa; Bước 2. Xây dựng kế hoạch giảng dạy từng học kỳ (gồm: xây dựng lịch trình, thời khóa biểu, lịch thi từng học kỳ) và tổ chức triển khai kế hoạch giảng dạy theo trình tự sau: - Dựa trên kế hoạch toàn khóa, từng học kỳ phòng Quản lý đào tạo xây dựng lịch trình, thời khóa biểu dự kiến cho kỳ sau, gửi các bộ môn; - Bộ môn phân công giảng viên giảng dạy và gửi lại phòng Quản lý đào tạo sau khi có ý kiến của Trưởng Khoa/Viện quản lý chuyên ngành; - Phòng Quản lý đào tạo đăng tải thời khóa biểu dự kiến (có tên giảng viên giảng dạy lớp học phần) trên trang http://dangky.tmu.edu.vn để sinh viên tham khảo trước khi đăng ký học tập; - Tổ chức cho sinh viên đăng ký học tập; - Thành lập lớp học phần (thời khóa biểu chính thức) trên cơ sở kết quả đăng ký học tập của sinh viên; - Chuyển thời khóa biểu chính thức cho Khoa/Viện quản lý chuyên ngành và Bộ môn phụ trách học phần; Lưu trữ Thời khóa biểu chính thức tại Phòng Quản lý đào tạo; - Tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu (điều hành, kiểm tra, theo dõi tình thực thực hiện kế hoạch giảng dạy/Thời khóa biểu); - Xây dựng Lịch thi, tổ chức kỳ thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Bước 3. Xử lý các vấn đề về học vụ, gồm: cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học; thôi học; tạm ngừng học; chuyển hình thức đào tạo,... Bước 4. Xét, công nhận tốt nghiệp cho sinh viên Bước 5. Cấp Bằng tốt nghiệp cho sinh viên. 5.2. Điều kiện tốt nghiệp Sinh viên có đủ các điều kiện sau đây được xét công nhận tốt nghiệp: a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc không trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập và vẫn còn trong phạm vi thời gian tối đa được phép học tập tại trường của sinh viên; b) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ quy định theo chương trình đào tạo tương ứng; đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra ngoại ngữ và chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định của Trường; c) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên; d) Có đơn gửi phòng Quản lý đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn hơn so với thời gian thiết kế của khoá học e) Có chứng chỉ Giáo dục Quốc phòng - An ninh và hoàn thành chương trình Giáo dục thể chất. |