Hội thảo - Thông tin Khoa học

Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu"

08/10/2020
Sáng ngày 07/10/2020 tại trường Đại học Thương mại đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu”.
3
GS,TS. Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, GS,TS. Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn Hội thảo đã khẳng định: “Toàn cầu hóa đã mang lại những thay đổi nhanh chóng và đặt ra những thách thức to lớn về mặt xã hội, chính trị, văn hóa, kinh tế và môi trường. Những thách thức đó đòi hỏi có những suy nghĩ, nhận thức và hành động ở quy mô toàn cầu của những "công dân toàn cầu". Trong khuôn khổ hợp tác, giao lưu học thuật giữa Trường Đại học Thương mại với trường Đại học Lao động Xã hội, hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề "Phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu" được tổ chức với mục tiêu tìm ra lời giải cho bài toán "nhân lực" đảm bảo cho phát triển bền vững nền kinh tế đất nước. Hội thảo này là một chương trình chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Thương mại; 10 năm thành lập Khoa Quản trị nhân lực vào năm 2020 và 60 năm thành lập trường Đại học Lao động Xã hội vào năm 2021.
 
9
 
8

PGS,TS. Lê Thanh Hà, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Lao động Xã hội thay mặt đơn vị đồng tổ chức Hội thảo phát biểu chào mừng.

TS. Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ phát biểu chúc mừng hội thảo.

 
4
 
5

Dưới sự chủ tọa của PGS,TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn – Trường Đại học Thương mại và TS. Nguyễn Thị Tươi – Trường Đại học Lao động Xã hội hội thảo đã diễn ra với các tham luận sau:
 (1) Đào tạo công dân toàn cầu trong bối cảnh hội nhập quốc tế - TS. Lê Tiến Đạt
 (2) Tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng công dân toàn cầu- TS. Vũ Thị Ánh Tuyết 
 (3) Định hướng của Nhà nước cho nhân lực hội nhập để người Việt Nam có thể làm việc ở mọi nơi- PGS.TS. Lê Xuân Bá
(4) Nhu cầu lao động có kỹ năng và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa-TS. Nguyễn Thị Minh Hòa

 
11
 
12

Các đại biểu tham dự hội thảo phát biểu và trao đổi tại hội thảo:
(1) GS.TS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại cho rằng chủ đề Hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số hóa và kinh tế số đã tạo nên sự biến đổi to lớn và nhanh chóng đối với kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con người. Hội thảo cũng nên làm nổi bật vai trò của các kỹ năng trong nền kinh tế số để giảm thiểu các thách thức từ nền kinh tế số.

(2) Ông Trịnh Minh Anh – Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế đánh giá rất cao chất lượng các bài tham luận cũng như các bài viết trong Kỷ yếu hội thảo. Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tham gia vào các FTA thế hệ mới, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu có vai trò vô cùng quan trọng để Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

 (3) Ông Trịnh Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch CTCP King 
Broker cho rằng hiện nay đào tạo nguồn nhân lực nên tập trung vào các cá nhân kiệt xuất, sau đó định hướng cho các hoạt động tiếp theo để có thể phát triển doanh nghiệp, phát triển đất nước trong bối cảnh mới.

(4) PGS.TS Nguyễn Bá Ngọc – Nguyên Viện trưởng viện Lao động Xã hội, Công dân toàn cầu ngoài kiến thức, kỹ năng còn cần phải có trách nhiệm toàn cầu cho sự phát triển của Việt Nam. Nếu tư duy, suy nghĩ, tinh thần của con người được lành mạnh, trong sáng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển. Bên cạnh đó cần phải có kỷ luật tốt, đó chính là động cơ, thái độ, trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

(5) Ông Nguyễn Quốc Chư - Giám đốc tuyển dụng vận hành của CTCP M Talent cho rằng hiện nay các sinh viên ra trường đang thiếu sót khả năng tự quảng bá cho bản thân. Để có thể đón nhận các cơ hội thì sinh viên cần chủ động xác định mục tiêu, xác định lộ trình để trang bị cho bản thân kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với tiêu chí đặt ra của các nhà tuyển dụng để có thể có được công việc làm phù hợp nhất.

(6) PGS.TS. Lê Thanh Hà – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lao động Xã hội, công dân toàn cầu còn thể hiện ở khả năng hòa nhập với cộng đồng, cách thức làm việc nhóm. Công dân toàn cầu cần gì thì các Trường Đại học, cơ sở đào tạo nên đào tạo cho các sinh viên các kỹ năng mềm như kỹ năng hùng biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, cách thức tiến hành công việc để sinh viên có cách xử lý tương ứng, để ngành đào tạo QTNL có thể thích ứng trong bối cảnh mới.

 
15

Kết luận và bế mạc hội thảo:
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn thay mặt Ban chủ tọa tổng kết và bế mạc Hội thảo. Tổng kết đã chỉ ra, những nghiên cứu không chỉ mang tính học thuật, tổng kết thực tiễn mà còn gợi mở các giải pháp khoa học, hàm ý chính sách đối với quá trình phát triển nguồn nhân lực định hướng công dân toàn cầu các cấp và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực này tạo ra nguồn lực cốt lõi góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

 
2

........................................................................
Các cơ quan báo chí và truyền thông đã đưa tin hội thảo: 

Tạp chí lao động xã hội 
https://tinyurl.com/y5takjqr

Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội 
https://tinyurl.com/y2jddaql

The Leader - Diễn đàn của các nhà quản trị 
https://tinyurl.com/y2m58cnx

Báo gia đình và trẻ em
https://tinyurl.com/yytmcv36