Tin hoạt động
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: TÀI CHÍNH CÁ NHÂN - LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH TRONG BỐI CẢNH MỚI
Ngày 9/6/2020, Hội thảo khoa học quốc gia "Tài chính cá nhân – Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới" do Khoa TCNH, ĐH Thương mại, Khoa TCNH, ĐHKT-ĐHQG Hà Nội và Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính đồng tổ chức hôm nay được hình thành dựa trên ý tưởng về sự hợp tác trong nghiên cứu khoa học của lãnh đạo 3 đơn vị, nhằm tạo môi trường trao đổi học thuật và nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu khoa học của các giảng viên, nghiên cứu viên.
Buổi hội thảo đã vinh dự được đón tiếp các đại biểu là lãnh đạo hai Trường và lãnh đạo Viện CL&CS Tài chính, các giảng viên, các nhà khoa học của các trường đại học khối ngành kinh tế, các nhà nghiên cứu từ các cơ quan thực tế trên địa bàn, các cơ quan thông tấn báo chí.
Sau hơn 3 giờ làm việc sôi nổi và nghiêm túc, Hội thảo đã nghe phát biểu chào mừng của 3 vị lãnh đạo 3 đơn vị đồng tổ chức hội thảo và Báo cáo đề dẫn hội thảo, 4 báo cáo tham luận và... các ý kiến phản biện, trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo đề dẫn, các tham luận cùng các ý kiến phản biện và phát biểu trực tiếp tại Hội thảo của các đồng chí lãnh đạo và các nhà khoa học đã tập trung bổ sung, làm rõ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hội thảo đã thảo luận về vấn đề truyền bá các kiến thức cơ bản về tài chính cá nhân, tài chính cho trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tài chính gia đình bền vững, thực trạng và những vấn đề đặt ra về giảng dạy, phổ cập kiến thức về tài chính cá nhân trong bối cảnh mới. Trong đó, một số vấn đề cần quan như: (i) Đối tượng được đào tạo bài bản về Tài chính cá nhân còn rất ít chủ yếu dưới hình thức chuyên đề do một số ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tư vấn tài chính và các tổ chức tài chính vi mô triển khai; một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những sự hiểu biết cần thiết về tài chính cũng như quản trị tài chính cá nhân; (ii) Bản thân các cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam vẫn còn thiếu quan tâm tới quản trị tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo về kiến thức tài chính; (iii) Các văn bản pháp quy liên quan tới các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân vẫn chưa đầy đủ.
Trả lời câu hỏi làm thế nào để phổ cập tài chính ở Việt Nam, hội thảo đã đề cập đến nhiều giải pháp, trong đó, có một số giải pháp trọng tâm để phổ cập TC ở Việt Nam gồm: (i) Xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính và sự hiểu biết tài chính giống các quốc gia khác đã thực hiện; (ii) Xây dựng được chính sách, quy định của chính quyền trung ương cũng như địa phương để tạo thành khung pháp lý hỗ trợ hoạt động giáo dục tài chính cho nhóm đối tượng mục tiêu; (iii) Thực hiện phổ cập giáo dục tài chính cho một số tầng lớp dân cư cụ thể dễ bị tổn thương, trong đó chú trọng tới giáo dục tài chính sớm cho trẻ em và giáo dục kiến thức tài chính cho người nghèo.
Thứ hai, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân. Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp fintech phát triển. Việt Nam hiện có gần 150 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ đạo là lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là các dịch vụ như cho vay ngang hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử, ứng dụng blockchain, dịch vụ tài chính cá nhân. Ngoài ra, dịch vụ tài chính cá nhân trên Mobile Money sẽ làm xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực số, những công ty khởi nghiệp công nghệ, qua đó sẽ góp phần bùng nổ các start-up Việt Nam. Bên cạnh đó, các cty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam đã phát triển mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống (cho vay tiền mặt, cho vay mua xe máy/xe điện, cho vay mua điện thoại/điện máy/nội thất, bảo hiểm và thẻ tín dụng nhựa). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng số (thẻ tín dụng ảo (Virtual card), cho vay online (APP), cho vay qua ví điện tử (IPS), cho vay ngang hàng...) hầu như chưa được phát triển do những khó khăn về công nghệ, nhân lực.
Thứ ba, hội thảo cũng đã trao đổi về các hành vi tài chính cá nhân khi lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường, các hành vi tài chính cá nhân khi ứng phó với các thay đổi của môi trường, đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid-19 hiện nay. Trong đó một số nghiên cứu điển hình (case study) về nhân tố tác động đến các hành vi tài chính cá nhân như: tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân ở Hà Nội; sử dụng tín dụng đen của các hộ gia đình nông thôn ở Miền Bắc, của các sinh viên đại học; hành vi chi tiêu và sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học TMai; mua sắm trực tuyến ở nông thôn; hay hành vi tiêu dùng của người Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid.
Thứ tư, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận vấn đề an ninh tài chính cá nhân: các vấn đề lý thuyết và thực hành; các trường hợp nghiên cứu trong nước và quốc tế; bài học kinh nghiệm về các hành vi lừa đảo, các rủi ro và nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân, và các vấn đề về an ninh thông tin và quyền riêng tư trong quản lý, kiểm soát và minh bạch tài chính cá nhân.
Những vấn đề Hội thảo luận là hết sức cấp thiết và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Hội thảo đã kết thúc, nhưng không có nghĩa là đã khép lại, mà đang mở ra nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu mới cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu. Hội thảo khoa học quốc gia "Tài chính cá nhân – Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới" đã thành công theo tiếp cận, quan điểm, mục tiêu và các nội dung của ban tổ chức hộ thảo đã hoạch định.
Thay mặt Ban tổ chức, xin kính chúc quý vị khách quý, quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!
Buổi hội thảo đã vinh dự được đón tiếp các đại biểu là lãnh đạo hai Trường và lãnh đạo Viện CL&CS Tài chính, các giảng viên, các nhà khoa học của các trường đại học khối ngành kinh tế, các nhà nghiên cứu từ các cơ quan thực tế trên địa bàn, các cơ quan thông tấn báo chí.
Sau hơn 3 giờ làm việc sôi nổi và nghiêm túc, Hội thảo đã nghe phát biểu chào mừng của 3 vị lãnh đạo 3 đơn vị đồng tổ chức hội thảo và Báo cáo đề dẫn hội thảo, 4 báo cáo tham luận và... các ý kiến phản biện, trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo đề dẫn, các tham luận cùng các ý kiến phản biện và phát biểu trực tiếp tại Hội thảo của các đồng chí lãnh đạo và các nhà khoa học đã tập trung bổ sung, làm rõ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, hội thảo đã thảo luận về vấn đề truyền bá các kiến thức cơ bản về tài chính cá nhân, tài chính cho trẻ em, tài chính cho người trẻ tuổi, tài chính gia đình bền vững, thực trạng và những vấn đề đặt ra về giảng dạy, phổ cập kiến thức về tài chính cá nhân trong bối cảnh mới. Trong đó, một số vấn đề cần quan như: (i) Đối tượng được đào tạo bài bản về Tài chính cá nhân còn rất ít chủ yếu dưới hình thức chuyên đề do một số ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tư vấn tài chính và các tổ chức tài chính vi mô triển khai; một bộ phận lớn dân cư tại các tỉnh thành nhỏ và các khu vực hẻo lánh khó có thể tiếp cận được các khóa học về tài chính cơ bản để có những sự hiểu biết cần thiết về tài chính cũng như quản trị tài chính cá nhân; (ii) Bản thân các cá nhân, hộ gia đình ở Việt Nam vẫn còn thiếu quan tâm tới quản trị tài chính cá nhân và các chương trình đào tạo về kiến thức tài chính; (iii) Các văn bản pháp quy liên quan tới các dịch vụ quản lý tài chính cá nhân vẫn chưa đầy đủ.
Trả lời câu hỏi làm thế nào để phổ cập tài chính ở Việt Nam, hội thảo đã đề cập đến nhiều giải pháp, trong đó, có một số giải pháp trọng tâm để phổ cập TC ở Việt Nam gồm: (i) Xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính và sự hiểu biết tài chính giống các quốc gia khác đã thực hiện; (ii) Xây dựng được chính sách, quy định của chính quyền trung ương cũng như địa phương để tạo thành khung pháp lý hỗ trợ hoạt động giáo dục tài chính cho nhóm đối tượng mục tiêu; (iii) Thực hiện phổ cập giáo dục tài chính cho một số tầng lớp dân cư cụ thể dễ bị tổn thương, trong đó chú trọng tới giáo dục tài chính sớm cho trẻ em và giáo dục kiến thức tài chính cho người nghèo.
Thứ hai, phát triển dịch vụ tài chính cá nhân, ứng dụng công nghệ mới trong các dịch vụ tài chính cá nhân. Trên nền tảng internet và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp fintech phát triển. Việt Nam hiện có gần 150 doanh nghiệp Fintech đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chủ đạo là lĩnh vực thanh toán, tiếp đến là các dịch vụ như cho vay ngang hàng, cung cấp giải pháp ngân hàng như xác thực điện tử, ứng dụng blockchain, dịch vụ tài chính cá nhân. Ngoài ra, dịch vụ tài chính cá nhân trên Mobile Money sẽ làm xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực số, những công ty khởi nghiệp công nghệ, qua đó sẽ góp phần bùng nổ các start-up Việt Nam. Bên cạnh đó, các cty tài chính trực thuộc NHTM ở Việt Nam đã phát triển mạnh các sản phẩm cho vay tiêu dùng truyền thống (cho vay tiền mặt, cho vay mua xe máy/xe điện, cho vay mua điện thoại/điện máy/nội thất, bảo hiểm và thẻ tín dụng nhựa). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm cho vay tiêu dùng số (thẻ tín dụng ảo (Virtual card), cho vay online (APP), cho vay qua ví điện tử (IPS), cho vay ngang hàng...) hầu như chưa được phát triển do những khó khăn về công nghệ, nhân lực.
Thứ ba, hội thảo cũng đã trao đổi về các hành vi tài chính cá nhân khi lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính trên thị trường, các hành vi tài chính cá nhân khi ứng phó với các thay đổi của môi trường, đặc biệt ứng phó với đại dịch Covid-19 hiện nay. Trong đó một số nghiên cứu điển hình (case study) về nhân tố tác động đến các hành vi tài chính cá nhân như: tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện của người dân ở Hà Nội; sử dụng tín dụng đen của các hộ gia đình nông thôn ở Miền Bắc, của các sinh viên đại học; hành vi chi tiêu và sử dụng ví điện tử của sinh viên đại học TMai; mua sắm trực tuyến ở nông thôn; hay hành vi tiêu dùng của người Việt Nam dưới tác động của đại dịch Covid.
Thứ tư, các đại biểu cũng đã trao đổi, thảo luận vấn đề an ninh tài chính cá nhân: các vấn đề lý thuyết và thực hành; các trường hợp nghiên cứu trong nước và quốc tế; bài học kinh nghiệm về các hành vi lừa đảo, các rủi ro và nguy cơ đe dọa tài chính cá nhân, và các vấn đề về an ninh thông tin và quyền riêng tư trong quản lý, kiểm soát và minh bạch tài chính cá nhân.
Những vấn đề Hội thảo luận là hết sức cấp thiết và quan trọng đối với mỗi cá nhân. Hội thảo đã kết thúc, nhưng không có nghĩa là đã khép lại, mà đang mở ra nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu mới cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu. Hội thảo khoa học quốc gia "Tài chính cá nhân – Lý thuyết và thực hành trong bối cảnh mới" đã thành công theo tiếp cận, quan điểm, mục tiêu và các nội dung của ban tổ chức hộ thảo đã hoạch định.
Thay mặt Ban tổ chức, xin kính chúc quý vị khách quý, quý vị đại biểu mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!