Hội thảo khoa học
Thế giới đã và đang trải qua nhiều biến động lớn có tác động sâu rộng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Đại dịch COVID 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư, gây đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả là nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, mức độ và cách thức mà các nền kinh tế tương tác với nhau còn chịu ảnh hưởng từ một loạt các yếu tố khác như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhằm giữ vững và củng cố vị thế toàn cầu, quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch và Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng xanh hóa nền kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu hướng bảo hộ mới ở một số quốc gia… Những biến động này có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến tăng trưởng kinh tế, thương mại và đặc biệt là dòng vốn FDI toàn cầu. Bên cạnh đó xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư các dự án FDI để đối phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu và quan trọng cho thị trường các nước phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế thế giới, đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ bối cảnh chung toàn cầu. Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI” được tổ chức nhằm cung cấp diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các học giả thực hiện những nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu rộng những tác động của bối cảnh mới đối với FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ đó đưa ra dự báo về triển vọng và những hàm ý chính sách thu hút FDI cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Thương mại, thành phần tham gia trực tiếp gồm có PGS, TS. Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng; PGS, TS. Đỗ Minh Thành – Phó Hiệu trưởng; PGS, TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng; PGS, TS. Nguyễn Viết Thái – Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông; PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn – Trưởng khoa Quản trị Nhân lực; TS. Nguyễn Duy Đạt – Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; TS. Trần Thị Bích Hằng – Trưởng phòng Quản lý Khoa học và toàn bộ chuyên viên phòng Quản lý Khoa học. Thành phần tham gia trực tuyến gồm có Trưởng (Phó) các Khoa, Viện, Bộ môn thuộc Trường; Bộ môn thuộc Khoa; Tác giả có bài viết; Cán bộ giảng viên các đơn vị đăng ký tham dự.
Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có PGS, TS. Nguyễn Trúc Lê – Hiệu trưởng, PGS, TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng; Về phía Trường Đại học Hải Phòng có sự hiện diện của PGS, TS. Nguyễn Hoài Nam - Hiệu trưởng nhà trường; Về phía Viện Friedrich Naumann (FNF) có GS. Andreas Stoffers - Giám đốc; về phía Ban Quản lý Kinh tế Hải Phòng có sự tham gia của đại diện Ban Quản lý và sự tham gia của hơn 300 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả quốc tế, nghiên cứu sinh, học viên cao học đến từ các cơ quan nhà nước, các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hội thảo được chia thành 02 phiên với bài trình bày đến từ đại diện các trường đại học, FNF và doanh nghiệp FDI. Tại phiên 1, GS. Andreas Stoffers trình bày tham luận “Vai trò của EVIPA trong việc mở rộng FDI của EU vào Việt Nam”. Trước hết, diễn giả tổng quan bức tranh nền kinh tế Việt Nam năm 2021 và các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam cũng như chính sách Bảo hộ đầu tư. Trên cơ sở đó, diễn giả đánh giá vai trò của EU đối với nền kinh tế Việt Nam thông qua 2 hiệp định là EVFTA và EVIPA và cuối cùng là những kiến nghị chính sách cho Việt Nam. Bài tham luận thứ 2 được trình bày bởi PGS, TS. Hà Văn Hội về “Bức tranh FDI toàn cầu và định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm trên diện rộng”. Bài tham luận chỉ ra sự suy thoái trên diện rộng của nền kinh tế toàn cầu năm 2020 và thực trạng của dòng FDI trong bối cảnh đó. Trong bối cảnh sự suy thoái diện rộng của nền kinh tế toàn cầu, diễn giả đánh giá tình hình thu hút FDI của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị, chính sách nhằm thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam. Bài tham luận thứ 3 “Phân tích mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020” được trình bày bởi TS. Nguyễn Thị Thúy Hà và ThS. Đoàn Thị Oanh. Trong bài tham luận thứ 3, các diễn giả sử dụng mô hình kinh tế lượng tự hồi quy phân phối trễ để chỉ ra vai trò của FDI đối với tăng trưởng, đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng như xuất khẩu, công nghệ và năng suất.
Trong phiên thứ 2, các diễn giả tập trung vào thảo luận bức tranh của doanh nghiệp FDI trong bối cảnh mới. PGS, TS. Nguyễn Thị Bích Loan và PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn trình bày tham luận đề tài “Giải pháp cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới”. Bài tham luận khẳng định việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp đã trở thành mắt xích trọng yếu để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước, tuy nhiên, còn tồn đọng nhiều vấn về người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ ở những ngành thâm dụng lao động là thách thức lớn đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo cam kết của các FTAs. Từ những thực trạng nêu trên, các diễn giả đã đề xuất một số hàm ý, chính sách cải thiện tình trạng trên. Bài tham luận số 5 được trình bày bởi ông Ou Yang Feng Fei – Phó Tổng Giám đốc, Regina Miracle Internation Vietnam CO.,Ltd về “Những thay đổi trong kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty trong bối cảnh mới”. Và bài tham luận cuối cùng của ông Phạm Huy Hùng – Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng Shinhan, chi nhánh Hải Phòng bàn luận về “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với các hoạt động của công ty” cho thấy rõ những ảnh hưởng đáng kể của đại dịch Covid-19 tới hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và những cách thức, biến đổi để đáp ứng được với những khó khăn trong bối cảnh mới.
Cuối cùng, TS. Phạm Hùng Tiến – Đại diện FNF tại Việt Nam và PGS,TS. Nguyễn Anh Thu – Đại diện trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thay mặt Ban chủ tọa tổng kết và bế mạc Hội thảo. Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI” đã kết thúc thành công tốt đẹp, là cơ sở để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, các nhà khoa học và quản trị doanh nghiệp bổ sung thêm được những luận cứ khoa học và thực tiễn toàn diện và xác đáng hơn, góp phần thúc đẩy việc thu hút FDI vào Việt Nam và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đồng thời, Hội thảo này - thông qua việc kết nối các chuyên gia, học giả, giảng viên, người học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế - sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các trường đại học.
Link tải Kỷ yếu Hội thảo:
Hội thảo Khoa học Quốc tế "FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI"
Sáng ngày 08/10/2021, bằng hình thức trực tiếp tại phòng Hội thảo nhà F Trường Đại học Thương mại và hình thức trực tuyến qua Zoom, Trường Đại học Thương mại phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Hải Phòng, Ban quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng và Viện Friedrich Naumann (FNF) tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI”(Global FDI and responses of FDI enterprises in Viet Nam in the new context).
Thế giới đã và đang trải qua nhiều biến động lớn có tác động sâu rộng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế và xã hội. Đại dịch COVID 19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã làm gián đoạn hoạt động sản xuất, thương mại và đầu tư, gây đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu. Kết quả là nền kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Bên cạnh đó, mức độ và cách thức mà các nền kinh tế tương tác với nhau còn chịu ảnh hưởng từ một loạt các yếu tố khác như cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn nhằm giữ vững và củng cố vị thế toàn cầu, quá trình chuyển đổi số được thúc đẩy trong bối cảnh đại dịch và Cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng xanh hóa nền kinh tế nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu hướng bảo hộ mới ở một số quốc gia… Những biến động này có tác động mạnh mẽ, nhiều chiều đến tăng trưởng kinh tế, thương mại và đặc biệt là dòng vốn FDI toàn cầu. Bên cạnh đó xuất hiện làn sóng dịch chuyển đầu tư các dự án FDI để đối phó với tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu và quan trọng cho thị trường các nước phát triển.
Nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung của nền kinh tế thế giới, đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng từ bối cảnh chung toàn cầu. Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI” được tổ chức nhằm cung cấp diễn đàn cho các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các học giả thực hiện những nghiên cứu, phân tích, đánh giá sâu rộng những tác động của bối cảnh mới đối với FDI toàn cầu và ứng biến của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ đó đưa ra dự báo về triển vọng và những hàm ý chính sách thu hút FDI cho Việt Nam trong thời gian tới.
Tham dự Hội thảo, về phía Trường Đại học Thương mại, thành phần tham gia trực tiếp gồm có PGS, TS. Nguyễn Hoàng – Hiệu trưởng; PGS, TS. Đỗ Minh Thành – Phó Hiệu trưởng; PGS, TS. Nguyễn Thị Bích Loan – Phó Hiệu trưởng; PGS, TS. Nguyễn Viết Thái – Trưởng phòng Đối ngoại và Truyền thông; PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn – Trưởng khoa Quản trị Nhân lực; TS. Nguyễn Duy Đạt – Trưởng khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; TS. Trần Thị Bích Hằng – Trưởng phòng Quản lý Khoa học và toàn bộ chuyên viên phòng Quản lý Khoa học. Thành phần tham gia trực tuyến gồm có Trưởng (Phó) các Khoa, Viện, Bộ môn thuộc Trường; Bộ môn thuộc Khoa; Tác giả có bài viết; Cán bộ giảng viên các đơn vị đăng ký tham dự.
Về phía Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN có PGS, TS. Nguyễn Trúc Lê – Hiệu trưởng, PGS, TS. Nguyễn Anh Thu - Phó Hiệu trưởng; Về phía Trường Đại học Hải Phòng có sự hiện diện của PGS, TS. Nguyễn Hoài Nam - Hiệu trưởng nhà trường; Về phía Viện Friedrich Naumann (FNF) có GS. Andreas Stoffers - Giám đốc; về phía Ban Quản lý Kinh tế Hải Phòng có sự tham gia của đại diện Ban Quản lý và sự tham gia của hơn 300 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả quốc tế, nghiên cứu sinh, học viên cao học đến từ các cơ quan nhà nước, các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước.
Hội thảo được chia thành 02 phiên với bài trình bày đến từ đại diện các trường đại học, FNF và doanh nghiệp FDI. Tại phiên 1, GS. Andreas Stoffers trình bày tham luận “Vai trò của EVIPA trong việc mở rộng FDI của EU vào Việt Nam”. Trước hết, diễn giả tổng quan bức tranh nền kinh tế Việt Nam năm 2021 và các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam cũng như chính sách Bảo hộ đầu tư. Trên cơ sở đó, diễn giả đánh giá vai trò của EU đối với nền kinh tế Việt Nam thông qua 2 hiệp định là EVFTA và EVIPA và cuối cùng là những kiến nghị chính sách cho Việt Nam. Bài tham luận thứ 2 được trình bày bởi PGS, TS. Hà Văn Hội về “Bức tranh FDI toàn cầu và định hướng thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm trên diện rộng”. Bài tham luận chỉ ra sự suy thoái trên diện rộng của nền kinh tế toàn cầu năm 2020 và thực trạng của dòng FDI trong bối cảnh đó. Trong bối cảnh sự suy thoái diện rộng của nền kinh tế toàn cầu, diễn giả đánh giá tình hình thu hút FDI của Việt Nam và đưa ra những kiến nghị, chính sách nhằm thu hút FDI thế hệ mới của Việt Nam. Bài tham luận thứ 3 “Phân tích mối quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010-2020” được trình bày bởi TS. Nguyễn Thị Thúy Hà và ThS. Đoàn Thị Oanh. Trong bài tham luận thứ 3, các diễn giả sử dụng mô hình kinh tế lượng tự hồi quy phân phối trễ để chỉ ra vai trò của FDI đối với tăng trưởng, đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực cũng như xuất khẩu, công nghệ và năng suất.
Trong phiên thứ 2, các diễn giả tập trung vào thảo luận bức tranh của doanh nghiệp FDI trong bối cảnh mới. PGS, TS. Nguyễn Thị Bích Loan và PGS, TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn trình bày tham luận đề tài “Giải pháp cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới”. Bài tham luận khẳng định việc thực hiện trách nhiệm xã hội tại doanh nghiệp đã trở thành mắt xích trọng yếu để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế đất nước, tuy nhiên, còn tồn đọng nhiều vấn về người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các doanh nghiệp FDI quy mô nhỏ ở những ngành thâm dụng lao động là thách thức lớn đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo cam kết của các FTAs. Từ những thực trạng nêu trên, các diễn giả đã đề xuất một số hàm ý, chính sách cải thiện tình trạng trên. Bài tham luận số 5 được trình bày bởi ông Ou Yang Feng Fei – Phó Tổng Giám đốc, Regina Miracle Internation Vietnam CO.,Ltd về “Những thay đổi trong kế hoạch và chiến lược kinh doanh của công ty trong bối cảnh mới”. Và bài tham luận cuối cùng của ông Phạm Huy Hùng – Giám đốc Khối Bán lẻ, Ngân hàng Shinhan, chi nhánh Hải Phòng bàn luận về “Tác động của đại dịch Covid-19 đối với các hoạt động của công ty” cho thấy rõ những ảnh hưởng đáng kể của đại dịch Covid-19 tới hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và những cách thức, biến đổi để đáp ứng được với những khó khăn trong bối cảnh mới.
Cuối cùng, TS. Phạm Hùng Tiến – Đại diện FNF tại Việt Nam và PGS,TS. Nguyễn Anh Thu – Đại diện trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thay mặt Ban chủ tọa tổng kết và bế mạc Hội thảo. Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI” đã kết thúc thành công tốt đẹp, là cơ sở để các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và quản lý Nhà nước, các nhà khoa học và quản trị doanh nghiệp bổ sung thêm được những luận cứ khoa học và thực tiễn toàn diện và xác đáng hơn, góp phần thúc đẩy việc thu hút FDI vào Việt Nam và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đồng thời, Hội thảo này - thông qua việc kết nối các chuyên gia, học giả, giảng viên, người học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế - sẽ góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các trường đại học.
Link tải Kỷ yếu Hội thảo: