Đề tài cấp Bộ

Trường Đại học Thương mại đã tổ chức xác định danh mục đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2025

21/03/2024

Thực hiện Công văn số 823/BGDĐT-KHCNMT ngày 02/03/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2024; Trường Đại học Thương mại đã ban hành Tng báo số 363/TB-ĐHTM ngày 22/02/2024 Về việc hướng dẫn xây dựng đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2025;

Sau khi triển khai Thông báo, Trường Đại học Thương mại đã tiến hành tổ chức xác định danh mục đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2025 theo quy định tại Thông tư số 11/2016/TT-BGD&ĐT ngày 11/4/2016. Các đề xuất đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ năm 2025 tập trung vào các nội dung sau:

1.1. Đề xuất đề tài cấp bộ giao theo tiềm lực khoa học và công nghệ

- Thực hiện nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, xã hội, nhân văn phù hợp với các định hướng nghiên cứu trọng điểm của Trường Đại học Thương mại giai đoạn 2023-2025 điều chỉnh ban hành theo Quyết định số 65/QĐ-ĐHTM ngày 10/01/2024 của Trường Đại học Thương mại;

- Thực hiện nghiên cứu định hướng ứng dụng hoặc có sản phẩm ứng dụng chuyển giao công nghệ có khả năng thương mại hoá;

- Đề tài phải rõ sản phẩm đầu ra là các bài báo khoa học (WoS, Scopus, ACI, tạp chí uy tín trong nước,…), sáng chế, giải pháp hữu ích, bản quyền tác giả,… và các sản phẩm khác có thể định lượng được;

- Đảm bảo sự cần thiết, tính mới, tính khả thi; dự kiến sản phẩm phù hợp, rõ ràng;

- Đảm bảo không trùng lắp với các nghiên cứu đã và đang thực hiện trong nước và quốc tế;

- Có đào tạo thạc sỹ và tham gia đào tạo NCS (nếu có);

- Dự kiến kinh phí NSNN hỗ trợ cho đề tài phù hợp.

1.2. Đề xuất đề tài cấp bộ thuộc lĩnh vực Khoa học giáo dục

- Thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục;

- Đề xuất sản phẩm rõ ràng, có giá trị khoa học và khả năng ứng dụng trong thực tế giáo dục Việt Nam, khuyến khích các sản phẩm là sách và công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học uy tín trong nước và quốc tế;

- Đề xuất đề tài tập trung vào các nội dung như: Đổi mới hiệu quả chương trình giáo dục; hoàn thiện thể chế, chính sách về giáo dục, về xã hội hoá giáo dục, về phân cấp, tự chủ, đảm bảo chất lượng giáo dục, chuyển đổi số trong giáo dục; xây dựng các phương pháp luận, các chỉ số về phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế;

- Đảm bảo không trùng lắp với các nghiên cứu đã và đang thực hiện trong nước và quốc tế;

- Kinh phí: Dự kiến kinh phí NSNN hỗ trợ cho đề tài.